-
Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Chile -
Chính thức trình Quốc hội ưu tiên về tiền lương, quy định riêng tuổi nghỉ hưu của nhà giáo -
Chính phủ đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp -
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV/2024 đạt khoảng 7,5% -
Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Thí điểm cả đất quốc phòng, an ninh đã đưa ra khỏi quy hoạch? -
Hơn 43% công chức ở TP.HCM sẵn sàng rời công việc nếu có cơ hội
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn tại nghị trường ngày 14/6 |
Chiều 14/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bắt đầu đăng đàn trả lời chất vấn của Quốc hội. Tuy có tới 50 đại biểu đăng ký chất vấn, song do thời gian không còn nhiều, nên Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mới chỉ trả lời được những câu hỏi ban đầu về hiệu quả đầu tư của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà trước.
Là đại biểu đầu tiên chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đại biểu Phạm Đình Cúc (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã đặt câu hỏi về tình trạng đầu tư còn dàn trải, dự án bố trí vốn thấp, kéo dài thời gian thực hiện, dẫn đến chậm phát huy hiệu quả đầu tư.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, do trước đây, hệ thống pháp luật quản lý đầu tư chưa được chặt chẽ, nên hiệu quả của quản lý và sử dụng đầu tư công chưa được đảm bảo, từ đó dẫn đến đầu tư dàn trải, nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, các dự án phê duyệt vượt quá khả năng thu xếp vốn rất lớn, thường trước đây gấp 3 lần so với khả năng thu xếp vốn.
“Đó là một thực tế diễn ra trong thời gian dài vừa qua. Để khắc phục tình trạng này, Luật Đầu tư công đã được ban hành. Theo đó, các quy trình từ chọn lựa, thẩm định đến phê duyệt dự án đã chặt chẽ hơn, nhằm tránh đầu từ dàn trải, tránh nợ đọng xây dựng cơ bản cũng như nâng cao hiệu quả đầu tư”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Mặc dù vậy, trong thực tế, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, quá trình thực hiện Luật, vẫn còn có những dự án được bố trí vốn không được tập trung, chủ yếu do nhu cầu đầu tư của từng ngành, từng địa phương trong 5 năm rất lớn, nhưng khả năng thu xếp vốn lại thấp hơn. Do vậy, việc bố trí, phân bổ vốn của các bộ, ngành và địa phương - do yêu cầu phát triển - cũng chưa được tập trung.
Giải pháp cho vấn đề này, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trước tiên phải tiếp tục triển khai đồng bộ các chủ trương và định hướng về tái cơ cấu đầu tư. Đây cũng là một trọng tâm theo nghị quyết của Quốc hội và của Trung ương.
Thứ hai, các cấp, các ngành phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đầu tư công, từ khâu chọn lọc dự án, đến thẩm định, phê duyệt…, tất cả các trình tự, thủ tục phải thực hiện nghiêm túc.
Thứ ba, nâng cao chất lượng về công tác quy hoạch. Theo Bộ trưởng, thời gian qua, quá trình trình Dự án Luật Quy hoạch đã cho thấy, công tác quy hoạch có ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định đầu tư, cũng như hiệu quả của đầu tư.
Thứ tư, tăng cường công tác kiểm toán, kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với tất cả các khâu để đảm bảo các quyết định đầu tư cũng như bố trí vốn phải phù hợp với tình hình thực tế, cũng như khả năng thu xếp vốn.
Trong khi đó, liên quan đến câu hỏi về việc thời gian qua, việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hàng năm thường chậm, dẫn đến việc giải ngân chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, trong chuyện này có “trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư”.
“Việc giao vốn hàng năm và 5 năm đã được quy định rõ trong Luật Đầu tư công. Đây là năm đầu tiên chúng ta thực hiện Luật Đầu tư công, với nhiều quy định về trình tự, thủ tục chặt chẽ hơn. Vì là mới, nên một số bộ, ngành, địa phương còn lúng túng”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và cũng nhận trách nhiệm là “chưa cương quyết, còn nể nang” trong việc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đầu tư công, cũng như các nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ.
“Chúng tôi xin nhận trách nhiệm đó và xin hứa với Quốc hội sẽ làm sao vẫn phải thực hiện nghiêm túc Luật Đầu tư công nhưng cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ của mình”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
-
Chính phủ đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp -
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV/2024 đạt khoảng 7,5% -
Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Thí điểm cả đất quốc phòng, an ninh đã đưa ra khỏi quy hoạch? -
Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Chính phủ làm rõ các loại đất được thí điểm -
Hơn 43% công chức ở TP.HCM sẵn sàng rời công việc nếu có cơ hội -
Đầu tư vào nhân lực trẻ Việt Nam là chìa khóa mở cánh cửa tương lai tươi sáng -
Thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Chính phủ gửi Quốc hội tờ trình mới
-
1 Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc -
2 Thêm nhà đầu tư khủng xin đầu tư Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ -
3 Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệt -
4 Nhiều chung cư tại Hà Nội có tỷ lệ tin rao bán ảo lên tới 50 - 70% -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/11
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”
- Green Market 2024: Góp từng viên gạch, xây từng ước mơ
- Adjust - Giải pháp để các ứng dụng tài chính thu hút và giữ chân người dùng
- Diễn đàn khởi nghiệp Gangneung 2024: Nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao tiềm năng phát triển của Meey Group
- IPP Travel Retail: Khẳng định vị thế tiên phong ngành du lịch - bán lẻ tại APEA 2024
- MG Việt Nam và Vietnam Airlines - Lotusmiles hợp tác để nâng tầm trải nghiệm khách hàng