Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 24 tháng 11 năm 2024,
Bộ Xây dựng đề xuất nghiên cứu, thiết lập lại Quy hoạch xi măng
Hải Yến - 23/06/2024 09:37
 
Lo ngại năng lực sản xuất xi măng phình to trong khi nguồn cung hiện đã vượt cầu vài chục triệu tấn, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ này nghiên cứu đề xuất thiết lập lại Quy hoạch lĩnh vực xi măng.
Theo Bộ Xây dựng, áp lực dư thừa công suất sản xuất clinker trong nước rất lớn, trên 50 triệu tấn.
Theo Bộ Xây dựng, áp lực dư thừa công suất sản xuất clinker trong nước rất lớn, trên 50 triệu tấn.

Bộ Xây dựng cho biết, năm 2017, Luật Quy hoạch có hiệu lực đã bãi bỏ các Quy hoạch sản , trong đó có sản phẩm xi , từ đó việc đầu tư các dự án sản xuất xi măng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng dư thừa công suất sản xuất xi măng trên toàn quốc có hiện tượng tăng cao, dẫn đến khó kiểm soát tình hình cung cầu xi măng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Do đó, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính  giao Bộ Xây dựng nghiên cứu đề xuất thiết lập lại Quy hoạch lĩnh vực xi măng  để bổ sung vào Luật Quy hoạch sửa đổi trong thời gian tới.

Những năm gần đây, hoạt động sản xuất xi măng suy giảm do tác động của nhiều yếu tố bất lợi cùng với việc thị trường bất động sản chưa phục hồi.

Tổng sản lượng sản xuất xi măng và clinker cả năm 2023 chỉ đạt 92,9 triệu tấn, dây chuyền hoạt động trung bình toàn ngành chỉ đạt 75% tổng công suất thiết kế. Tổng sản lượng tiêu thụ năm 2023 đạt 87,8 triệu tấn, bằng 88% so với năm 2022.

Trong khi đó, quy mô công suất ngành hiện quá lớn, vượt 120 triệu tấn/năm, lại đang ở trong thế khó chưa từng thấy, khi cung lớn mà nhu cầu tiêu dùng trong nước lẫn xuất khẩu đều thu hẹp. Tiêu thụ xi măng nội địa năm 2023 thấp chưa từng thấy, đạt chưa nổi 60 triệu tấn, kênh xuất khẩu cũng giảm về quanh 30 triệu tấn.

Tổng mức đầu tư ngành xi măng Việt Nam ước tính theo giá trị hiện đã lên đến 500.000 tỷ đồng (tương đương 20 tỷ USD), với tổng công suất đạt 122 triệu tấn/năm, nhưng có thể sản xuất vượt số này nhờ tăng tỷ lệ phụ gia.

"Hiện nay, áp lực về dư thừa công suất sản xuất clinker trong nước là vô cùng , khoảng 50 triệu tấn, trong khi tốc độ xây dựng trong nước đang diễn biến rất chậm, dẫn đến áp lực nợ xấu của ngành xi măng đang và sẽ trở thành ghánh nặng đối với nền kinh tế, nếu không có giải pháp hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, nhiều doanh nghiệpn sẽ phá sản", Bộ Xây dựng lo ngại.

Giá xuất khẩu clinker và xi măng sụt giảm thê thảm
Giá FOB xuất khẩu trung bình với clinker và xi măng năm 2022 lần lượt là 46-48 USD/tấn và 51-53USD/tấn thì ở thời điểm tháng 5/2024 đã tụt xuống...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư