
-
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin
-
Đề xuất bán thuốc kê đơn online - số hóa hoạt động bán thuốc kê đơn
-
Người Việt chi khám chữa bệnh do thuốc lá nhiều gấp 5 lần thuế thu từ thuốc lá
-
Nhức nhối thuốc giả, sữa giả
-
Bổ sung nguồn vốn ngân sách triển khai mua sắm thiết bị y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 -
Kết nối VNeID giúp người dân an tâm mua thuốc: Hơn 100.000 lượt truy cập chỉ sau hơn 3 tháng
Trong những năm qua, chất lượng nước sinh hoạt tại một số khu vực ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực nông thôn và các tỉnh vùng sâu, vùng xa, đã gặp phải nhiều vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng.
Việc cập nhật các tiêu chuẩn kỹ thuật, phương pháp thử nghiệm mới và khuyến khích các đơn vị cấp nước đạt chất lượng cao sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tăng cường niềm tin của người dân vào chất lượng nước sạch.
Thông tư số 52/2024/TT-BYT không chỉ áp dụng cho các đơn vị cấp nước mà còn mở rộng ra các đơn vị sử dụng nước như cơ quan, doanh nghiệp, khu chung cư, khu tập thể, bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng...
![]() |
Quy chuẩn này đã có sự thay đổi so với phiên bản trước (QCVN 01-1:2018/BYT), đặc biệt là sự phân loại và bổ sung các thông số quan trọng để kiểm tra chất lượng nước. |
Bên cạnh đó, các hộ gia đình tự khai thác nước tại vùng có nguy cơ cũng được quy định cụ thể, nhằm nâng cao trách nhiệm của người dân và các tổ chức trong việc quản lý và sử dụng nước sạch.
Thông tư số 52/2024/TT-BYT quy định chi tiết về chế độ nội kiểm, ngoại kiểm, việc kiểm tra và giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Các đơn vị cấp nước cần thực hiện kiểm tra chất lượng nước định kỳ và phải công khai kết quả kiểm tra đúng thời hạn. Cụ thể, thời gian công khai thông tin kiểm tra nước là 3 ngày làm việc đối với nội kiểm, 5 ngày làm việc đối với ngoại kiểm và 20 ngày làm việc đối với các trường hợp khắc phục sự cố chất lượng nước không đạt yêu cầu.
Đặc biệt, Thông tư này khuyến khích các đơn vị cấp nước đạt chất lượng tốt sẽ được giảm tần suất nội kiểm, điều này nhằm tạo động lực cho các đơn vị bảo đảm chất lượng nước ổn định.
Đối với các trạm cấp nước có công suất thiết kế nhỏ hơn 1.000m³/ngày đêm, chỉ cần lấy 2 mẫu thử nghiệm; đối với các trạm có công suất lớn hơn, số lượng mẫu thử nghiệm sẽ được tính dựa trên công suất thiết kế, với việc tăng mẫu thử nghiệm theo quy mô của trạm cấp nước.
Một trong những điểm nổi bật của Thông tư này là cập nhật Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN 01-1:2024/BYT).
Quy chuẩn này đã có sự thay đổi so với phiên bản trước (QCVN 01-1:2018/BYT), đặc biệt là sự phân loại và bổ sung các thông số quan trọng để kiểm tra chất lượng nước.
Quy chuẩn mới phân loại nước sạch thành 2 nhóm thông số: Nhóm A: Bao gồm 10 thông số chính, bao gồm coliform tổng số, E.coli, pH, asen, amoni, clo dư tự do, v.v.
Nhóm B: Bao gồm 89 thông số khác, chủ yếu là các chất hóa học và vi sinh vật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Đặc biệt, quy chuẩn mới còn cập nhật ngưỡng giới hạn của 11 thông số theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2022, như: Coliform tổng số, Amoni, Nitrat, Nitrit, Bari, Bor, Mangan, v.v. Những cập nhật này giúp việc kiểm tra chất lượng nước đạt chuẩn quốc tế, bảo đảm an toàn cho sức khỏe cộng đồng.
Thông tư số 52/2024/TT-BYT cũng đưa ra các phương pháp thử nghiệm mới để kiểm tra chất lượng nước, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Các phương pháp này được áp dụng nhằm đảm bảo độ chính xác và tính khoa học cao trong việc đánh giá chất lượng nước sạch, giúp phát hiện sớm các vấn đề ô nhiễm và đảm bảo xử lý kịp thời.
Thông tư này cũng quy định rõ ràng trách nhiệm của các đơn vị sử dụng nước, hộ gia đình, cũng như các cơ quan chức năng như Sở Y tế, CDC, Trung tâm Y tế huyện trong việc giám sát và xử lý sự cố chất lượng nước không đạt yêu cầu.
Các cơ quan này có trách nhiệm phối hợp trong công tác kiểm tra, khắc phục sự cố và đảm bảo thông tin về chất lượng nước được công khai, minh bạch.
Theo đại diện Bộ Y tế, Thông tư số 52/2024/TT-BYT không chỉ giúp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt mà còn tạo ra một khuôn khổ pháp lý rõ ràng để giám sát, kiểm tra chất lượng nước trên toàn quốc.
-
Tin mới y tế ngày 26/4: Tuyệt đối không được từ chối người bệnh trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5
-
Nguy cơ quá tải bệnh viện, giảm chất lượng điều trị do ô nhiễm không khí
-
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia
-
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin
-
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia -
Đề xuất bán thuốc kê đơn online - số hóa hoạt động bán thuốc kê đơn -
Tin mới y tế ngày 24/4: Cứu sống nhiều bệnh nhân tim cấp nhờ stent phủ thuốc thế hệ mới -
Cục An toàn thực phẩm chỉ đạo khẩn thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm sữa giả -
Người Việt chi khám chữa bệnh do thuốc lá nhiều gấp 5 lần thuế thu từ thuốc lá -
Tin mới y tế ngày 23/4: Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ cúm mùa -
Nhức nhối thuốc giả, sữa giả
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"