
-
Tin mới y tế ngày 21/7: Phẫu thuật thành công khối u sắc tố bẩm sinh khổng lồ
-
Người bệnh tiểu đường vui mừng khi được nhận thuốc đến 2-3 tháng
-
Can thiệp trong “giờ vàng” cứu bệnh nhân đột quỵ
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh sốt xuất huyết -
Uống rượu khi đã xơ gan: Nguy cơ tử vong cao, nhiều bệnh nhân rơi vào nguy kịch
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào sáng ngày 19/7/2025, bão WHIFA đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông với tốc độ di chuyển khoảng 20 km/h theo hướng tây tây bắc và có xu hướng tiếp tục mạnh lên.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Dự báo đến 7h sáng ngày 20/7, tâm bão nằm ở khu vực phía bắc Biển Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 600 km về phía đông, với sức gió mạnh cấp 10-11, giật cấp 13.
Vùng biển phía đông khu vực Bắc Biển Đông sẽ có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, giật cấp 13, sóng cao từ 4-6m. Bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam từ tối và đêm ngày 21/7 hoặc trong ngày 22/7, trong đó khu vực chịu ảnh hưởng chủ yếu là từ Quảng Ninh đến Nghệ An.
Trước tình hình này, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị y tế tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ khẩn trương thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia và Bộ Y tế trong công tác phòng chống thiên tai.
Các đơn vị cần theo dõi sát sao diễn biến của bão, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún... thông qua thông tin từ cơ quan khí tượng và truyền thông đại chúng, đồng thời rà soát, cập nhật và triển khai các phương án ứng phó phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Trong trường hợp bão ảnh hưởng đến đất liền, các cơ sở y tế phải tổ chức trực chuyên môn và trực cấp cứu 24/24, sẵn sàng tiếp nhận, điều trị nạn nhân do mưa lũ gây ra, đảm bảo công tác khám chữa bệnh không bị gián đoạn.
Đồng thời, cần chủ động bổ sung, dự trữ đầy đủ thuốc thiết yếu, hóa chất, vật tư y tế phục vụ phòng chống thiên tai và cứu nạn. Các cơ sở y tế tại vùng có nguy cơ bị ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất phải được rà soát để có phương án bảo vệ, di dời kịp thời nhằm đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo nước sạch và an toàn thực phẩm cần được triển khai ngay khi có ảnh hưởng của bão lũ. Các cơ sở y tế phải nhanh chóng sắp xếp, ổn định lại hoạt động khám chữa bệnh sau thiên tai, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương kịp thời báo cáo về tình hình thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ và khả năng đáp ứng, để Bộ tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, hỗ trợ nếu vượt quá năng lực của địa phương.
Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ với Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Y tế qua Vụ Kế hoạch - Tài chính theo địa chỉ email: [email protected], điện thoại: 0913.431.927 (gặp ông Nguyễn Huy Minh, chuyên viên Vụ Kế hoạch - Tài chính)

-
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn trương triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3 -
Uống rượu khi đã xơ gan: Nguy cơ tử vong cao, nhiều bệnh nhân rơi vào nguy kịch -
Ca sốt xuất huyết nặng có thể tốn hàng trăm triệu đồng, vì sao cần phòng bệnh từ sớm? -
Truy nguồn gốc các lô Dầu mù u Thái Dương không đạt chất lượng -
Tin mới y tế ngày 20/7: Cảnh giác với viêm não Nhật Bản ở người trẻ -
Xã đầu tiên cả nước triển khai khám sức khỏe toàn dân sau cải cách hành chính -
Truyền thông về vắc-xin Rota đạt hiệu quả cao, góp phần tăng mạnh tỷ lệ tiêm chủng
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi