
-
Gia tăng trẻ phẫu thuật cắt amidan mùa hè
-
Không lo gián đoạn khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thay đổi đơn vị hành chính
-
Tin mới y tế ngày 1/7: WHO đánh giá hệ thống quản lý thuốc, vắc-xin của Việt Nam
-
Tự do chọn cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trên toàn quốc từ 1/7 -
Chỉ đạo mới của Bộ Y tế về phòng chống dịch sởi năm 2025
Chương trình Tiêm chủng mở rộng do Nhà nước chi trả toàn bộ được triển khai trên toàn quốc từ năm 1985, nhằm cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Số loại vắc-xin đã tăng dần theo thời gian, từ 6 loại vắc-xin thiết yếu năm 1985 đến nay đã có vắc-xin phòng 10 bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm được sử dụng miễn phí cho trẻ em và phụ nữ có thai trong Tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc.
![]() |
Theo Bộ Y tế, việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung là hết sức cần thiết. |
Trong gần 40 năm triển khai, chương trình này đã đạt được nhiều thành tựu lớn, góp phần quan trọng trong việc thanh toán, loại trừ và giảm mạnh các trường hợp bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Để góp phần đạt được Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ số 4 là giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, Việt Nam cần tiếp tục duy trì thành quả và tăng cường chất lượng, hiệu quả của Tiêm chủng mở rộng.
Qua 8 năm triển khai thực hiện Nghị định số 104/2016/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi, bổ sung, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc cần được sửa đổi, bổ sung.
Cụ thể, dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung một số định nghĩa tại Điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP (khoản 2, khoản 6, khoản 7) bao gồm: tiêm chủng chống dịch, cơ sở tiêm chủng, đồng thời bổ sung các hình thức tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng phù hợp với tình hình thực tế, gồm tiêm chủng thường xuyên, tiêm chủng bù liều, tiêm chủng chiến dịch nhằm chủ động phòng chống dịch.
Dự thảo cũng sửa đổi quy định về việc dự trữ vắc-xin tại Điều 7, trong đó kế hoạch cung ứng, sử dụng vắc-xin giai đoạn 3 năm được điều chỉnh để phù hợp với các quy định mới về đấu thầu, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tránh gián đoạn cung ứng vắc-xin và phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Ngoài ra, dự thảo bổ sung nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tiêm chủng tại Điều 14, phù hợp với Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Về quy định bồi thường, bồi hoàn tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định 104/2016/NĐ-CP, dự thảo sửa đổi để phù hợp với phân cấp ngân sách trung ương và địa phương theo Luật Ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc ngân sách cấp nào bồi thường cho cấp đó; đồng thời, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại ở cấp nào thì bồi hoàn cho cấp đó.
Bộ Y tế nhấn mạnh để tiếp tục duy trì thành quả công tác tiêm chủng, đảm bảo tiêm chủng được triển khai hiệu quả, thống nhất trên toàn quốc, tăng số lượng vắc-xin trong Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2022-2030 và có cơ sở bố trí ngân sách phù hợp, việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung là hết sức cần thiết.
Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hoạt động tiêm chủng chống dịch cho người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng dịch hoặc vùng có nguy cơ dịch, cũng như người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến các vùng này.
Dự thảo sửa đổi định nghĩa cơ sở tiêm chủng là các cơ sở đủ điều kiện và đã công bố đủ điều kiện theo quy định; đồng thời, bổ sung các hình thức triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng gồm tiêm chủng thường xuyên, bù liều và chiến dịch để chủ động phòng chống dịch bệnh có vắc-xin trong chương trình.
Về quy trình đề xuất nhu cầu vắc-xin, dự thảo quy định vắc-xin sử dụng trong chương trình do Nhà nước bảo đảm về số lượng, chủng loại phù hợp nhu cầu đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho giai đoạn 3 năm và điều chỉnh cập nhật hàng năm.
Cơ sở tiêm chủng căn cứ số lượng đối tượng, thời gian và hệ số sử dụng lập dự kiến nhu cầu gửi cơ quan quản lý cấp xã để tổng hợp, đề xuất giai đoạn 3 năm tiếp theo và năm liền kề, gửi cơ quan chuyên môn y tế cấp tỉnh trước ngày 30/4 hàng năm. Cơ quan chuyên môn y tế cấp tỉnh tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt và gửi Bộ Y tế trước ngày 30/5 hàng năm.
Khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu vắc-xin cục bộ tại các cơ sở tiêm chủng, cơ quan chuyên môn y tế cấp tỉnh giúp UBND tỉnh chỉ đạo điều phối vắc-xin giữa các cơ sở trong địa bàn nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, liên tục và báo cáo Bộ Y tế định kỳ hàng tháng. Nếu tình trạng thừa, thiếu vắc-xin cục bộ xảy ra ở một số tỉnh, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo điều phối vắc-xin giữa các tỉnh.

-
Bộ Y tế đề xuất sửa đổi quy định tiêm chủng để tăng hiệu quả phòng dịch -
Tin mới y tế ngày 30/6: Những sai lầm khi điều trị bệnh lý hô hấp có thể nguy hiểm sức khỏe -
Chặn dịch sốt xuất huyết bằng vắc-xin -
Những quy định mới có lợi cho bệnh nhân bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 29/6: Nỗi lo trẻ hóa bệnh gout, mắc gout ở nữ giới -
Bộ Y tế cảnh báo không sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe An vị Mộc Linh -
Ngày Gia đình Việt Nam: Mang hy vọng đến cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới