-
GSK cùng Hiệp hội Y khoa triển khai chuỗi hội thảo khoa học về phòng bệnh truyền nhiễm -
Trẻ mới 11 tuổi cũng bị huyết áp cao -
Hà Nội chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi -
Nguy cơ tổn thương não, ngưng tim vì “bắt pen” -
Nhập khẩu dược phẩm tăng mạnh, 9 tháng tiêu 3,15 tỷ USD -
TP.HCM vẫn còn quận, huyện chưa đạt tỷ lệ tiêm vắc-xin sởi
Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi-rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người.
Trong và sau mưa lũ và ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. |
Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…
Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động, tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, dịch trong mưa lũ và ngập lụt.
Theo yêu cầu của Bộ Y tế, các cơ quan liên quan cần thực hiện các biện pháp dự phòng chủ động để đảm bảo an toàn trước mùa mưa và khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt.
Tìm hiểu thông tin và chủ động thực hiện khuyến cáo về các biện pháp giữ an toàn trong mưa lũ và ngập lụt, các biện pháp phòng chống tai nạn, dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa bão lũ của các cơ quan y tế và chính quyền.
Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.
Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế
Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Mùa mưa lũ, các bệnh thường gặp: Tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A. Bệnh xuất hiện do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, thực phẩm bị ô nhiễm.
Để phòng bệnh, người dân cần đảm bảo xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Thực hiện nguyên tắc "Ăn chín, uống chín", đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đảm bảo đủ nuớc sạch cho ăn uống, sinh hoạt. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác động vật chết.
Uống hoặc tiêm vắc-xin phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vắc-xin. Các bệnh hô hấp cũng thường gặp trong mùa mưa lũ như cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp
Với các bệnh hô hấp, người dân cần giữ ấm khi thời tiết lạnh, nhất là ở trẻ em và người già. Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp. Đảm bảo đủ dinh dưỡng. Chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng và tử vong.
Phòng, chống bệnh về mắt như đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn. Không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn.
Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch. Không dùng chung khăn mặt và chậu chung với người bị đau mắt đỏ.
Tra thuốc nhỏ mắt (Chloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1%) cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn. Chú ý diệt ruồi vì ruồi truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành.
Với các bệnh ngoài da, Bộ Y tế khuyến khuyến các bệnh thường gặp như nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt.
Để phòng bệnh, người dân không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn. Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát.
Không mặc áo quần ẩm ướt. Không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, ngoài gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hoá do nuốt phải nước bẩn.
Hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.
Phòng, chống bệnh do muỗi truyền như sốt xuất huyết thì cần ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày.
Diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng. Phun hoá chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
-
Hà Nội chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi -
Nguy cơ tổn thương não, ngưng tim vì “bắt pen” -
Nhập khẩu dược phẩm tăng mạnh, 9 tháng tiêu 3,15 tỷ USD -
TP.HCM vẫn còn quận, huyện chưa đạt tỷ lệ tiêm vắc-xin sởi -
Tin mới y tế ngày 14/10: Tăng cường kiểm dịch, ngăn chặn ca bệnh Marburg từ cửa khẩu -
Tai biến khi phẫu thuật thẩm mỹ: Những nguy cơ cần được lưu ý -
Giám sát các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm
- GELEX: Mục tiêu đào tạo gắn bó chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh
- JSC được vinh danh Doanh nghiệp xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu