
-
Tin mới y tế ngày 19/7: TP.HCM chuẩn hóa kê đơn, thuận lợi cho người bệnh
-
Bệnh viện E ứng dụng trí tuệ nhân tạo nâng tầm chăm sóc sức khỏe nhân dân
-
Khi tuổi thơ cần được bảo vệ, báo chí phải là tuyến đầu
-
Giữa mùa mưa, Hà Nội dốc sức ngăn sốt xuất huyết lan rộng
-
Tin mới y tế ngày 18/7: Cảnh báo sự xuất hiện các bệnh sốt rét ngoại lai -
TP.HCM: Nâng cấp Trung tâm y tế Quân dân y thành Bệnh viện Đa khoa Côn Đảo
Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia.
bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM |
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.
Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.
Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.
Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời; không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.
Theo các bác sĩ, bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) là một bệnh lành tính, nếu được khám và điều trị đúng bệnh sẽ khỏi trong vòng một đến hai tuần. Tuy nhiên có những trường hợp có kèm theo viêm giác mạc bệnh có thể kéo dài hàng tháng đến hàng năm.
Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm giác mạc, viêm loét giác mạc và thường xảy ra ở người có sức khỏe yếu, người già, trẻ nhỏ. Nếu bệnh nhân tự điều trị không đúng có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc và bệnh nhân có thể bị mất thị lực vĩnh viễn.
Bệnh viêm kết mạc lây truyền qua dịch tiết của mắt người bệnh hoặc dịch tiết từ đường hô hấp nhiễm vào mắt người lành. Khi người bệnh đưa tay dụi mắt tiết tố chứa yếu tố gây bệnh sẽ nhiễm vào tay và lây cho người khác qua các vật dụng dùng chung (điều khiển từ xa, tay nắm cửa, khăn và chậu rửa mặt…).
Virus gây viêm kết mạc cấp có trong dịch tiết đường hô hấp và khi người bệnh nói, ho hoặc hắt hơi, nước bọt có chứa virus sẽ bắn ra ngoài và nhiễm vào mắt người khác, đây là con đường lây lan chính trong cộng đồng.
Báo cáo của Bệnh viện Mắt Đà Nẵng, từ ngày 1/1 đến 11/9, 22.444 trường hợp viêm kết mạc cấp khám và điều trị tại bệnh viện, trong đó có 11.572 trẻ em, chiếm tỷ lệ 51,5%.
Riêng từ ngày 1 đến 11/9, bệnh viện khám và điều trị 1.335 trường hợp viêm kết giác mạc, trong đó 767 trẻ em, chiếm tỷ lệ 57,5%. Số lượng trẻ em khám ngoại trú tăng đột biến, trong đó trên 80% trẻ em được chẩn đoán mắc viêm kết mạc.
Còn tại TP.HCM, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn ghi nhận 71.740 trường hợp đau mắt đỏ đến các bệnh viện khám. Đáng chú ý, trong những ngày gần đây số ca mắc có xu hướng tăng so với những tháng đầu năm. Trong số các ca mắc có khoảng 1/3 trường hợp là trẻ em ở tuổi đi học.
Riêng tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM những ngày gần đây có nhiều trẻ đến khám đau mắt đỏ. Bệnh nhân chủ yếu là trẻ mầm non, tiểu học.
Nhiều trẻ tới viện vẫn còn đang mặc đồng phục do được phát hiện nguy cơ bị đau mắt đỏ ngay khi đang học ở trường nên được đi khám ngay trong ngày.
Tại Hà Nội, theo thống kê tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Hà Nội, trung bình mỗi ngày tiếp nhận 20 - 30 bệnh nhân tới khám do đau mắt đỏ, trong đó có từ 5 - 7 bệnh nhân gặp biến chứng nặng. Theo các bác sĩ, trong số các ca biến chứng nặng, nhiều trường hợp do tự ý sử dụng thuốc chứa thành phần corticoid.
Chỉ trong hai tuần, Bệnh viện Mắt Trung ương đã ghi nhận 1.700 trường hợp đau mắt đỏ, chiếm trên 50% tổng số bệnh nhân đến khám. Nhiều trường hợp bị đau mắt đỏ với biến chứng mờ mắt kéo dài thậm chí cả tháng.
-
Tin mới y tế ngày 18/7: Cảnh báo sự xuất hiện các bệnh sốt rét ngoại lai -
TP.HCM: Nâng cấp Trung tâm y tế Quân dân y thành Bệnh viện Đa khoa Côn Đảo -
Hợp tác y tế Việt - Mỹ vì cơ hội sống khỏe và hạnh phúc hơn cho hàng triệu phụ nữ -
Bệnh viện E và Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh hợp tác nâng cao năng lực y tế hiện đại -
Phấn đấu đưa cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bạch Mai vào vận hành trước 30/11 -
Tin mới y tế ngày 17/7: Phát hiện mắc viêm não Nhật Bản B sau triệu chứng đau đầu -
Phát hiện u ác tính ở cột sống từ triệu chứng đau lưng quen thuộc ở người cao tuổi
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One