Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 03 tháng 05 năm 2024,
Bộ Y tế nói gì về thiếu các loại thuốc hiếm?
D.Ngân - 23/05/2023 15:47
 
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế lên tiếng về thuốc điều trị ngộ độc độc tố do Botulinum.
TIN LIÊN QUAN

Liên quan đến chùm ca bệnh ngộ độc Botulinum, Bệnh viện Chợ Rẫy vừa cho biết, 3 bệnh nhân đều phải thở máy. Các bệnh nhân ngộ độc Botulinum đang được theo dõi gồm 2 anh em ruột (26 tuổi và 18 tuổi) cùng một người đàn ông 45 tuổi (đều có địa chỉ tại TP. Thủ Đức). 

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã lên tiếng về thuốc điều trị ngộ độc độc tố do Botulinum.

Trong đó, 2 anh em ruột điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, người còn lại ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Đây là các ca ngộ độc Botulinum xuất hiện ngay sau khi 3 trẻ nhỏ nhập viện vì ăn chả lụa bán dạo.

Theo đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy, nguyên nhân khiến bệnh nhân bị liệt là do độc chất Botulinum. Trong trường hợp có thuốc giải độc BAT, khi bệnh nhân rơi vào yếu liệt thì đây là thời điểm hiệu quả để thuốc phát huy tác dụng. 

Thuốc sẽ có tác dụng kháng độc tố, trung hòa chất độc, khiến bệnh ngưng tiến triển. Trong trường hợp không có thuốc giải, độc tố tiếp tục tấn công bệnh nhân.

Trước thông tin này, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã lên tiếng về thuốc điều trị ngộ độc độc tố do Botulinum.

Theo Cục Quản lý Dược, ngộ độc Botulinum là ngộ độc do nhiễm độc tố vi khuẩn Clostridium Botulinum. Ngộ độc này rất hiếm xảy ra, ở Việt Nam và trên thế giới.

Nguyên nhân chính là do người bệnh nhiễm độc tố vi khuẩn trong thực phẩm kém chất lượng, ăn phải các loại thức ăn bảo quản không tốt. Từ năm 2020 đến nay, rải rác có một vài ca bệnh/năm, gần đây có 3 ca tại TP.HCM.

Do bệnh này rất hiếm xảy ra nên nguồn cung đối với thuốc chữa bệnh này (thuốc BAT) trên thế giới cũng rất hiếm. Vì vậy, đây là thuốc không dễ chủ động về nguồn cung. Bên cạnh đó, giá của thuốc này cũng rất cao. BAT hiện chưa nằm trong danh mục các thuốc được bảo hiểm chi trả.

Bên cạnh việc cấp phép và nhập khẩu thuốc thương mại thông thường, để đảm bảo tính cấp bách, năm 2020, để phục vụ các ca nhiễm độc tố Botilinum do sử dụng patê chay có chứa độc tố, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hỗ trợ tìm kiếm nguồn cung thuốc BAT và WHO đã có những hỗ trợ rất kịp thời 10 lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent (A,B,C,D,E,F,G) – (Equine). Lô thuốc này đã góp phần kịp thời cứu chữa các bệnh nhân.

Với các trường hợp ngộ độc Botilinum đang mắc tại TP.HCM, ngay khi nhận được báo cáo của Sở Y tế TP.HCM ngày 21/5/2023, Cục Quản lý Dược đã khẩn trương liên hệ với WHO để hỗ trợ giải quyết và WHO đang khẩn trương liên hệ để tìm nguồn thuốc hỗ trợ. 

Ngoài ra, Cục Quản lý Dược cũng chỉ đạo Bệnh viện Chợ Rẫy liên hệ với các công ty nhập khẩu, cung ứng để có thêm nguồn cung thuốc.

Về giải pháp để chủ động hơn với các thuốc chống ngộ độc nói riêng, các thuốc hạn chế về nguồn cung nói chung, Bộ Y tế đã báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đã đồng ý và chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng cơ chế đảm bảo thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung. 

Trong các giải pháp thực hiện, một giải pháp quan trọng là thành lập các trung tâm tồn trữ thuốc hiếm nguồn cung tại các vùng kinh tế - xã hội và đặc biệt là cơ chế để có thể thanh toán các thuốc hiếm về nguồn cung đã tồn trữ nhưng hết hạn do không phải dùng đến vì không có bệnh nhân.

Cục Quản lý Dược cũng khuyến cáo người dân cần hết sức lưu ý, không bảo quản và sử dụng thức ăn đã được chế biến từ lâu, đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh nguy cơ ngộ độc nói chung, ngộ độc độc tố Botilinum nói riêng.

Về giải pháp căn cơ, đại diện Bộ Y tế cho biết để chủ động hơn với các thuốc chống ngộ độc nói riêng, các thuốc hạn chế về nguồn cung nói chung, Bộ Y tế đã báo cáo, đề xuất Thủ tướng và Thủ tướng đã đồng ý và chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng cơ chế đảm bảo thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung.

Trong các giải pháp thực hiện, một giải pháp quan trọng là thành lập các trung tâm tồn trữ thuốc hiếm nguồn cung tại các vùng kinh tế - xã hội và đặc biệt là cơ chế để có thể thanh toán các thuốc hiếm về nguồn cung đã tồn trữ nhưng hết hạn do không phải dùng đến vì không có bệnh nhân.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân cần rất lưu ý, không bảo quản và sử dụng thức ăn đã được chế biến từ lâu, đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh nguy cơ ngộ độc nói chung, ngộ độc độc tố botulinum nói riêng.

Cũng về vấn đề này theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đang tiến hành xây dựng danh mục thuốc hiếm, bổ sung thêm một số loại thuốc hiếm nhằm điều trị các bệnh lý như ngộ độc vào botulinum vào danh mục.

Trước đó, năm 2019, Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về Danh mục thuốc hiếm. Theo đó danh mục thuốc hiếm được xây dựng căn cứ vào các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, các quy trình chuyên môn kỹ thuật do Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cùng các tổ chức y tế uy tín trên thế giới ban hành.

Danh nục thuốc hiếm cũng được xây dựng dựa trên sự rà soát, kế thừa danh mục thuốc hiếm đã được ban hành trước đây theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Đồng thời tham khảo quy định về phân loại bệnh hiếm gặp, phân loại và danh mục thuốc hiếm của Tổ chức Y tế thế giới, cơ quan quản lý tham chiếu và các cơ quan quản lý khác có liên quan.

Thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; Thuốc có chỉ định được phân loại và cấp phép lưu hành là thuốc hiếm bởi một trong các cơ quan quản lý tham chiếu.

Một thuốc được xem xét để lựa chọn vào Danh mục thuốc không sẵn có là thuốc mà trên thị trường Việt Nam chưa có sẵn các thuốc khác có khả năng thay thế hoặc thuốc có tài liệu chứng minh mang lại lợi ích đáng kể về mặt chất lượng, an toàn, hiệu quả so với các thuốc khác có khả năng thay thế trên thị trường trong nước và quốc tế và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị các bệnh có tỷ lệ ca bệnh hiện lưu hành trong một quần thể ngay tại một thời điểm thấp không quá 0,05% dân số (Prevalence rate - tỷ lệ lưu hành) và thuộc một trong các trường hợp sau đây: Bệnh thuộc về gen; bệnh bẩm sinh; ung thư; tự miễn; truyền nhiễm; bệnh nhiễm trùng nhiệt đới và bệnh khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định theo tư vấn của Hội đồng chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập;

Vắc-xin, thuốc chẩn đoán hoặc thuốc phòng bệnh có tỷ lệ sử dụng ước tính không quá 8.000 trường hợp mỗi năm tại Việt Nam; thuốc phóng xạ, chất đánh dấu; việc kinh doanh thuốc không tạo ra lợi nhuận đủ lớn để bù đắp chi phí đầu tư, tiếp thị thuốc tại thị trường Việt Nam.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư