
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu
-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt
![]() |
Pfizer gắn liền với những thương vụ thâu tóm khổng lồ trong lĩnh vực dược phẩm |
Ban giám đốc của Pfizer - Tập đoàn dược phẩm danh tiếng của Mỹ đã đồng ý chi trả 48 USD/cổ phiếu của Array BioPharma đang lưu hành để mua lại và sáp nhập công ty nhiều tiềm năng này về với Pfizer.
Tổng giá trị thương vị M&A này theo tính toán vào khoảng 11,4 tỷ USD, dựa trên số cổ phiếu Array BioPharma đang lưu hành.
Việc Pfizer đạt được thỏa thuận mua lại Array BioPharma đã tạo nên thương vụ "bom tấn" M&A tiếp theo trong lĩnh vực dược phẩm, công nghệ sinh học sau thương vụ Bristol-Myers-Squibb công bố mua lại Celgene với giá 74 tỷ USD hồi đầu năm 2019.
Array BioPharma hiện đang điều chế thuốc điều trị ung thư gồm Braftovi và Mektovi được kết hợp để điều trị khối u ác tính có mang đột biến gene BRAF được đánh giá rất hiệu quả và đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Ủy ban châu Âu (EU) cấp phép sử dụng.
Việc thâu tóm thành công Array BioPharma giúp Pfizer có thêm những loại thuốc đặc hiệu mới trong kho sản phẩm thuốc điều trị ung thư vốn đang tạo ra lợi nhuận rất lớn cho hãng, bên cạnh các sản phẩm như thuốc chống đông máu, thuốc Alzheimer, tim mạch hay các loại vắc-xin... liệu pháp sinh học cũng như sản phẩm chăm sóc sức khoẻ cho người tiêu dùng.
Vào năm 2016 Pfizer cũng chi 14 tỷ USD để mua lại công ty công nghệ sinh học Medivation - công ty cũng hoạt động trong ngành ung thư học.
Trước đó, cuối năm 2015, Pfizer còn định "nổ bom tấn" với việc chào mua Allergan với giá hơn 150 tỷ USD, tạo nên thương vụ M&A lớn nhất lịch sử ngành dược thế giới. Tuy nhiên thương vụ đã bị Chính quyền Mỹ "tuýt còi" khiến Pfizer phải tốn 400 triệu USD để dàn xếp hủy bỏ thỏa thuận với Allergan.
Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 – năm 2019:
- Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 – năm 2019 do Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị GEM (TP.HCM) vào thứ Ba, ngày 6/8/2019.
- Với chủ đề “Thay đổi để bứt phá/Going for breakthrough”, Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 sẽ bàn thảo các cơ hội M&A trong kỷ nguyên mới, những thay đổi cần có để thị trường M&A Việt Nam thực sự bứt phá, đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.
- Diễn đàn có các hoạt động chính: Hội thảo chính với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế; Vinh danh Thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu 2018 – 2019; Tiệc tối kết nối đầu tư; Phát hành Đặc san Toàn cảnh thị trường M&A 2019 (tiếng Việt – Anh); Khoá đào tạo quốc tế Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá.

-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Chênh lệch giá vàng cao có nguy cơ còn kéo dài -
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp -
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt