
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: ibtimes.co.uk |
Theo hãng tư vấn Ernst & Young, các nhà sản xuất dược phẩm lớn trên toàn cầu đang chạy đua để giành lấy một chỗ đứng vững chắc trong ngành ung thư học vì ngành này hứa hẹn sẽ là một trong những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng đầy tiềm năng và có đóng góp lớn nhất vào hoạt động kinh doanh của các hãng dược phẩm trong vòng 5 năm tới.
Năm nay, hoạt động mua bán và sáp nhập trong các lĩnh vực khoa học đời sống diễn ra khá yên ắng khi đã giảm 64% so với cùng với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện trong thời gian tới, giữa bối cảnh các hãng dược phẩm lớn đang ngày càng nhận thấy tầm quan trọng của các công ty sinh học đối với tăng trưởng.
Thông tin Medivation chấp nhận “bán mình” cho Pfizer cũng giúp giá cổ phiếu của các hãng dược phẩm khởi sắc. Cụ thể, giá cổ phiếu của hai hãng chuyên sản xuất các sản phẩm chữa trị ung thư Incyte Corp và Seattle Genetics đã lần lượt tăng 11% và 4% trong khi giá cổ phiếu của hãng chuyên sản xuất các loại thuốc chữa bệnh hiếm gặp BioMarin Pharmaceutical Inc cũng cộng thêm đến 7% sau khi thương vụ mua bán có giá trị cao kỷ lục kể từ đầu năm nay được công bố.
Theo một chuyên gia của hãng phân tích BMO Capital Markets, ngoài Pfizer và Medivation thì các công ty khác cũng đang có ý định tham gia vào những thương vụ mua bán tương tự bao gồm Vertex Pharmaceuticals Inc, Alexion Pharmaceuticals Inc, Neurocrine Biosciences Inc và Intercept Pharmaceuticals Inc.
Trước đó, ngày 22/8, hãng dược phẩm Pfizer thông báo đã đạt được thỏa thuận mua lại công ty công nghệ sinh học Medivation với giá khoảng 14 tỷ USD.
Theo tờ The Wall Street Journal, nhiều khả năng đây sẽ là một giao dịch bằng tiền mặt. Ngay sau khi thông tin này được công bố, giá cổ phiếu của Medivation đã tăng gần 20% lên mức 80,42 USD/cổ phiếu trong khi giá cổ phiếu của Pfizer lại giảm 0,4% xuống chỉ còn 34,84 USD/cổ phiếu.
Với việc thâu tóm lại Medivation - hãng chuyên sản xuất các loại thuốc chữa trị ung thư - Pfizer sẽ bổ sung thuốc Xtandi chuyên điều trị ung thư tuyến tiền liệt vào danh mục sản phẩm của mình.
Các chuyên gia phân tích dự đoán Xtandi sẽ mang về cho Pfizer doanh thu khoảng 1,33 tỷ USD/năm trước năm 2020. Hợp đồng mua bán giữa Pfizer và Medivation đã vượt qua giá trị thị trường 11,1 tỷ USD của hãng công nghệ sinh học có trụ sở tại California và sẽ là thương vụ lớn nhất của Pfizer kể từ khi “đại gia” này mua lại công ty thiết bị y tế Hospira hồi năm ngoái.
Trước khi chấp nhận “về một nhà” với Pfizer, Medivation đã từ chối lời chào mua với giá 58 USD/cổ phiếu của tập đoàn dược phẩm Sanofi đến từ Pháp.

-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort