
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp
-
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động
-
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
Việt Nam vẫn đang phải đương đầu với gánh nặng kép về dinh dưỡng. Đó là tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ em ở mức cao, trong khi đó, tỷ lệ trẻ em ở khu vực thành thị bị thừa cân, béo phì ngày càng tăng. Tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ này ở mức đáng báo động. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ thông qua bữa ăn học đường đóng vai trò quan trọng.
Trước thực trạng này, từ năm 2012, dự án "Bữa ăn học đường" đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), Công ty Ajinomoto Việt Nam thực hiện và triển khai. Dự án bao gồm các nội dung: Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng, áp phích Ba phút thay đổi nhận thức và xây dựng bếp ăn bán trú theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
![]() |
Chăm sóc dinh dưỡng học đường đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ |
Trong đó, phần mềm cung cấp một ngân hàng thực đơn gồm 120 thực đơn với hơn 360 món ăn không lặp lại cho bữa trưa. Các thực đơn trong phần mềm đã được cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa tuổi, phân chia theo từng khu vực Bắc, Trung và Nam. Đây là công cụ đắc lực giúp nhà trường chuẩn hóa thực đơn, mang đến những bữa trưa bán trú ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng cho các em học sinh.
Dự án đã được triển khai thí điểm tại TP.HCM từ năm 2015 và chính thức triển khai toàn thành từ năm 2017. Ngày 10/11/2020 tại TP.HCM, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác truyền thông chiến lược quốc gia về dinh dưỡng dành cho học sinh Tiểu học 2020 – 2021 và đánh giá hoạt động triển khai, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện dự án Bữa ăn học đường năm học 2019 - 2020.
![]() |
Ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM phát biểu tại Hội nghị |
Theo báo cáo tại hội nghị, tính đến tháng 9/2020, 343/435 trường tiểu học bán trú toàn thành (chiếm tỷ lệ 79%) đang áp dụng Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng trong công tác bán trú và 347 trường (chiếm tỷ lệ 80%) đang sử sụng áp phích giáo dục dinh dưỡng “Ba phút thay đổi nhận thức” để hướng dẫn kiến thức dinh dưỡng về thực phẩm cho các em học sinh.
Tại hội nghị, Trường tiểu học Lê Đình Chinh (quận 11, TP.HCM) là một trong những đơn vị triển khai tốt dự án đã chia sẻ lại lộ trình và kinh nghiệm triển khai. Đánh giá về dự án, bà Nguyễn Thị Ngọc Hiền, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Việc áp dụng Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đã hỗ trợ nhà trường tạo ra nguồn thực đơn chuẩn, phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho học sinh. Các thực đơn phù hợp với mức thu hiện nay cũng như nguồn nguyên liệu không cầu kỳ, dễ tìm và đáp ứng được nhu cầu chế biến của bếp ăn”.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hiền, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Đình Chinh chia sẻ kinh nghiệm triển khai tại Hội nghị |
Bên cạnh đó, bà Hiền cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của áp phích Ba phút thay đổi nhận thức cùng video dinh dưỡng của dự án trong giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho các em học sinh, giúp các em ăn uống khoa học và lành mạnh hơn.
Sau một thời gian triển khai, Trường tiểu học Lê Đình Chinh đã ghi nhận được những thay đổi tích cực trong nhận thức của các em học sinh. Các em đã dần làm quen với bữa ăn có nhiều rau củ hơn so với trước đây.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đánh giá cao những lợi ích thiết thực mà Dự án mang lại, đồng thời nhấn mạnh toàn thể các trường tiểu học bán trú trên địa bàn thành phố tiếp tục áp dụng bộ thực đơn cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn học đường của các em.
![]() |
Đại diện 435 trường tiểu học bán trú toàn thành tham dự Hội nghị |
Từ những kinh nghiệm thực tế triển khai Dự án được chia sẻ tại hội nghị, Ban Dự án hy vọng trong thời gian tới “Bữa ăn học đường” sẽ tiếp tục được triển khai sâu rộng hơn nữa trên địa bàn TP.HCM cũng như các tỉnh thành khác trên toàn quốc, góp phần cải thiện và nâng cao tầm vóc cho thế hệ tương lai Việt Nam.
Được biết, Ban Dự án đã và đang mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng lợi ích mà dự án mang lại. Dự án đã phối hợp tổ chức nhiều hội thảo để giới thiệu và hướng dẫn sử dụng Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng dành cho bác sĩ, cán bộ y tế phụ trách về dinh dưỡng tại các bệnh viện, cơ quan chăm sóc về dinh dưỡng, sức khỏe cũng như giảng viên, sinh viên tại các trường đại học/ cao đẳng đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng trên toàn quốc.

-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải -
Xây dựng Nghị định về EPR: Minh bạch hóa trách nhiệm tái chế, hướng tới kinh tế tuần hoàn -
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp -
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động -
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững -
Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Venezuela
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt