-
SCIC có dễ thoái vốn khỏi Cienco 8? -
Số lượng khách thuê đất giảm, VRG chỉ đạt 71% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Chủ thương hiệu Vodka Hà Nội thua lỗ năm thứ 9 liên tiếp -
Lỗ 2 quý liên tiếp, Nhiệt điện Hải Phòng vẫn vượt kế hoạch lợi nhuận năm -
Vimarko dành hơn 22% tài sản mua biệt thự, sắp huy động 31 tỷ đồng từ cổ đông
Trong quý IV/2024, doanh thu thuần của Ô tô Giải Phóng tăng mạnh, đạt hơn 17,2 tỷ đồng, gấp 10 lần cùng kỳ 2023. Đây là khoản doanh thu thuần theo quý lớn nhất trong nhiều năm qua của GGG.
Tuy nhiên, dù doanh thu thuần có tăng trưởng cao, Ô tô Giải Phóng vẫn không thoát cảnh lỗ gộp khi giá vốn hàng bán tiếp tục cao vượt doanh thu thuần. Với giá vốn hàng bán chiếm 18,3 tỷ đồng, Ô tô Giải Phóng lỗ gộp hơn 1 tỷ đồng quý IV/2024.
Trong khi đó, chi phí lãi vay vẫn đang gia tăng, cùng các loại chi phí khác, Ô tô Giải Phóng lại ghi lỗ hơn 4 tỷ đồng trong quý cuối năm 2024.
Tính cả năm 2024, do giá vốn hàng bán cũng cao vượt doanh thu khiến công ty luôn nằm trong cảnh thua lỗ. Ô tô Giải Phóng lỗ hơn 18,2 tỷ đồng năm 2024, nặng nề hơn khoản lô 15,4 tỷ đồng năm trước đó.
Giải trình về kết quả này, Ô tô Giải Phóng cho biết, trong quý IV/2024 và cả năm 2024, tuy doanh thu có mức tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, doanh số bán xe vẫn còn thấp do đó doanh thu không đạt theo kế hoạch đề ra.
Bên cạnh đó, chi phí vẫn ở mức cao, đặc biệt là chi phí tài chính (lãi vay) cao do Công ty phải không có đủ nguồn vốn hoạt động, không vay được Ngân hàng nên phải vay các nguồn khác với lãi suất rất cao. Đồng thời, một số xe tồn kho phải bán lỗ để thu hồi vốn cùng góp phần làm tăng số lỗ.
Với khoản lỗ này, Ô tô Giải Phóng đã nâng lỗ lũy kế từ trước đến nay lên 344,5 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ. Tính đến cuối tháng 12/2024, Ô tô Giải Phóng có vốn chủ sở hữu -49,8 tỷ đồng.
Tính ra, Ô tô Giải Phóng đã thua lỗ ròng từ năm 2011 đến nay, tổng cộng doanh nghiệp buôn bán ô tô này đã có 14 năm thua lỗ liên tiếp và hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Trước đó, Ô tô Giải Phóng vẫn đặt mục tiêu có lãi cho năm 2024, cụ thể mục tiêu doanh thu 1.300 tỷ đồng, trong đó 300 tỷ đồng từ kinh doanh ô tô và 1.000 tỷ đồng từ kinh doanh bất động sản. Lợi nhuận trước thuế kế hoạch là 60 tỷ đồng.
CTCP Ô tô Giải phóng được thành lập từ năm 2001 với tên gọi ban đầu là CTCP Cơ điện Hà Giang. Đến năm 2008, công ty đổi tên thành Ô tô Giải Phóng và hoạt động trong linh vực sản xuất, kinh doanh ô tô tải.
Với khoản lỗ nhiều năm, đơn vị kiểm toán cũng đã nhiều lần lưu ý đến khả năng hoạt động liên tục của công ty. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo công ty cũng khẳng định chưa có bất kỳ dự định nào cho việc dừng hoạt động công ty trong nhiều năm tới. Thậm chí, công ty đang thực hiện kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực xây dựng để mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận cho công ty (theo báo cáo soát xét bán niên 2024), cụ thể là ký kết hợp đồng thi công xây lắp sửa chữa khu Biệt thự Bt05 gồm 72 căn thuộc dự án Khu đô thị Nam Thăng Long với Công ty TNHH Đầu tư Ambi với số tiền 71,3 tỷ đồng vào giữa năm 2024 vừa qua.
-
Buôn ô tô không dễ, Ô tô Giải Phóng 11 năm không có lãi -
Vimarko dành hơn 22% tài sản mua biệt thự, sắp huy động 31 tỷ đồng từ cổ đông -
Cổ phiếu “cắm đầu”, cổ tức 0 đồng, AIG xin chi thù lao "khủng" cho Chủ tịch -
EVNGENCO3 sản xuất 26,437 tỷ kWh điện, đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế xã hội -
Cao su Sao Vàng dự kiến đạt 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2025 -
CTCP Đầu tư Nam Long chậm nhưng có chắc? -
PVT đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng năm 2025
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land