Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Cà Mau khởi động dự án Nâng cấp đô thị
Phú Khởi - 06/03/2014 17:14
 
Ngày 6/3/2014, UBND TP. Cà Mau tổ chức lễ khởi công gói thầu nâng cấp hạ tầng kỹ thuật trong khu thu nhập thấp ở phường 1 và phường 9, TP. Cà Mau (gọi là Lia 2 và Lia 3), thuộc Dự án Nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiểu dự án TP. Cà Mau. Trao hàng chục giấy chứng nhận đầu tư vào ĐBSCL

Gói thầu nâng cấp Lia 2 và Lia 3 bao gồm san lấp mặt bằng, cải tạo và xây dựng mới các tuyến giao thông đồng bộ với hệ thống cấp thoát nước, cấp điện và chiếu sáng công cộng; đầu tư xây dựng mới trụ sở sinh hoạt cộng đồng, không gian xanh và điểm trung chuyển rác.

Cà Mau khởi động dự án Nâng cấp đô thị
Trước Cà Mau, các địa phương khác là Mỹ Tho, Rạch Giá, Cà Mau, Trà Vinh, Cao Lãnh và Cần Thơ đã khởi động Dự án Nâng cấp đô thị

Công trình có tổng vốn đầu tư trên 32 tỷ đồng, thời gian thi công 22 tháng, có trên 700 hộ dân của khóm 3, khóm 4 – phường 1 và khóm 1, khóm 2, khóm 3 – phường 9 được hưởng lợi.

Trước đó, địa phương này cũng đã khởi công nâng cấp khu Lia1. Theo Ban Quản lý Dự án Nâng cấp Đô thị TP Cà Mau, Dự án nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL – Tiểu dự án TP Cà Mau có nguồn vốn vay ưu đãi ODA hơn 41,2 triệu USD và nguồn vốn đối ứng hơn 350,2 tỷ đồng.

Như vậy, đến nay, 6 tỉnh thuộc Dự án Nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL là Mỹ Tho, Rạch Giá, Cà Mau, Trà Vinh, Cao Lãnh và Cần Thơ đều đã khởi động thực hiện Dự án.

Dự án ưu tiên đầu tư 110 khu vực thu nhập thấp (Lia) thông qua việc nâng cấp, xây mới và cung cấp cơ sở hạ tầng có sự tham gia của cộng đồng, với tổng vốn đầu tư 399 triệu USD, trong đó vốn ODA là 293 triệu USD, vốn đối ứng 106 triệu USD.

Mục tiêu của dự án là nâng cao đời sống và dịch vụ đô thị, cải thiện điều kiện sống, vệ sinh môi trường của khu dân cư nghèo sinh sống tại 6 đô thị trong vùng ĐBSCL.

Dự án sẽ được thực hiện trong thời gian từ 2012-2017 với nhiều hạng mục: cải tạo, làm mới gần 176 km đường với 139.000 người được tiếp cận với các tuyến đường này. Nạo vét, nâng cấp, làm mới hơn 239 km cống thoát nước, 34 km kênh rạch…Dự tính, có khoảng 300.000 người hưởng lợi trực tiếp và 1,5 triệu người hưởng lợi gián tiếp từ dự án này.

TP.HCM, Hà Nội là đầu tàu kéo doanh nghiệp ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) một vùng đất giàu tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, quyết định 90% sản lượng gạo, 70% sản lượng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư