-
Vietnam Airlines khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm trong dịp Tết Nguyên đán 2025 -
Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu năm 2025 -
Xuất khẩu sang Anh quốc đạt 7,55 tỷ USD trong năm 2024 -
Chạy đua phô diễn công nghệ với robot hút bụi -
Doanh nghiệp rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD -
Ngành gạo xác lập kỷ lục mới về xuất khẩu
TIN LIÊN QUAN | |
Cục An toàn thực phẩm: Thủy sản ở Hà Nội an toàn | |
Lần đầu khởi tố đối tượng làm giả thực phẩm chức năng |
Nấm không rõ nguồn gốc bán chung với các loại rau. Ảnh: Giang Huy |
Nhan nhản nấm không rõ nguồn gốc
Dạo qua các chợ, trung tâm thương mại (TTTM) tại TPHCM, nhiều sản phẩm nấm được đóng gói bao bì nhưng không ghi nhãn hiệu, nguồn gốc vẫn được bày bán tràn lan. Đặc biệt là các loại nấm đùi gà, nấm linh chi nâu, nấm đông cô, nấm kim châm vốn được nhiều NTD ưa chuộng.
Tại chợ khu cư xá Đo Đạc (quận 2), một số sạp hàng bày bán nấm đùi gà, nấm đông cô tươi đựng trong các bao nylon, được hàn kín nhưng không có nhãn. Bên cạnh đó, các loại nấm kim châm, linh chi nâu tuy được ghi nhãn nhưng chỉ là một mảnh giấy trắng in vài dòng tên nấm, công dụng, chứ không ghi cơ sở sản xuất, xuất xứ.
Một số nơi bày bán nấm kim châm xuất xứ "Made in China" nhưng tiểu thương thường giới thiệu hàng Hàn Quốc, Việt Nam nếu NTD không xem kỹ bao bì. Tại một sạp hàng ở khu vực giữa chợ Đo Đạc, khi hỏi bịch nấm kim châm xuất xứ ở đâu, người bán trả lời "hàng Việt Nam". Nhưng khi xem kỹ thì trên bao bì ghi là "Made in China" và không hề ghi đơn vị sản xuất, địa chỉ. Đây là một trong số ít bao nấm có in xuất xứ trên bao bì sản phẩm.
Tương tự, tại các chợ Bà Chiểu, Phú Nhuận, Gò Vấp, tại các sạp hàng vẫn bày bán khá nhiều sản phẩm nấm các loại được đóng gói trong bao nylon nhưng không hề ghi nơi sản xuất, xuất xứ.
Tại Hà Nội, nấm vẫn được các tiểu thương tại chợ nhập về bán kèm với rau, củ, quả. Hầu hết các loại nấm này được đựng vào túi nylon với trọng lượng từ 150 – 200 gram. Trung bình có giá phổ biến khoảng 12.000 – 18.000đ/100gr.
Một số tiểu thương tại chợ “cóc”, chợ tạm như: Nguyễn Công Trứ, Ngõ chợ 8-3, Mai Động, Lĩnh Nam,... và một số chợ lớn như: Hôm – Đức Viên, Ngã Tư Sở,... các tiểu thương mua nấm với số lượng lớn, chia nhỏ từng túi với trọng lượng từ 100 – 500gr hoặc bán theo lạng tùy vào nhu cầu của khách hàng. Có khách muốn mua tất cả các loại nấm mỗi loại chỉ từ 1 – 2 lạng, chủ sạp cũng đáp ứng.
Khi được hỏi về nguồn gốc của nấm, các tiểu thương đều khẳng định nấm Việt Nam. Một số loại nấm có đóng gói bao bì ghi nấm Việt Nam nhưng tuyệt nhiên không có cơ sở sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, hướng dẫn sử dụng.... Mức tiêu thụ đối với mặt hàng này theo khảo sát có giảm sau thông tin về nấm Trung Quốc nhưng mức giảm không nhiều.
Siêu thị liệu có bảo vệ NTD?
Trước thông tin có siêu thị tại TPHCM quyết định tạm ngừng nhập mặt hàng nấm để xác minh rõ nguồn gốc của sản phẩm từ nhà cung cấp. Động thái này của doanh nghiệp (DN) nhận được phản ứng tích cực từ phía NTD. Đây được xem là một trong những hoạt động của DN nhằm bảo vệ quyền lợi của NTD.
Khảo sát tình hình tại các siêu thị ở TPHCM cho thấy, hiện các siêu thị đã lưu ý hơn đối với mặt hàng nấm. Hầu hết các loại nấm bày bán trong siêu thị đều có nhãn và ghi rõ xuất xứ từ nước nào, cơ sở nào đóng gói, nhập khẩu từ đâu? Một số loại nấm sản xuất tại Việt Nam của các cơ sở sản xuất trong nước được ghi rõ tên cơ sở, công ty.
Còn tại Hà Nội, khi đặt vấn đề có nên ngừng việc kinh doanh nấm nói riêng và một số mặt hàng nhạy cảm liên quan đến vấn đề VSATTP, để xác minh rõ nguồn gốc cung cấp hàng hóa bán tại siêu thị hay không? Tức là siêu thị sẽ thay mặt NTD truy đến cùng nguồn gốc, chất lượng sản phẩm chứ không đơn giản chỉ là đủ hồ sơ, giấy tờ? Hầu hết các siêu thị, TTTM đều né câu trả lời.
Khảo sát tại thị trường Hà Nội, siêu thị Metro vẫn bán nấm, tuy nhiên số lượng và chủng loại nấm cũng giảm so với thời điểm trước khi có thông tin về nấm Lưu Mai Hương. Cụ thể chỉ có 3 loại nấm hiện siêu thị đang kinh doanh là: Nấm kim châm, nấm linh chi nâu, nấm linh chi trắng nhập khẩu từ Hàn Quốc hoặc Nhật Bản do Cty TNHH CNX Hưng Phát cung cấp. Siêu thị Big C hiện cũng kinh doanh 3 mặt hàng này.
Ngoài ra, còn có nấm bào ngư trắng của một đơn vị Việt Nam cung cấp. Siêu thị Intimex thông báo hết mặt hàng nấm từ ngày 8 – 9.4. Siêu thị Fivimart không có mặt hàng nấm...
Mặt hàng nấm vẫn được NTD ưa thích, tuy nhiên về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm vẫn khiến NTD chưa thật sự yên tâm, dù đó là sản phẩm bán tại siêu thị hay chợ dân sinh.
"100% sản phẩm mì gói tại Việt Nam chứa acid oxalic gây sỏi thận" Các đại gia trong giới mì tôm như Vina Acecook, Asia Food hay Masan Food sẽ không dại gì là “con dê đi trước trên cây cầu có nguy cơ gãy”... |
Mộng Thoa - Thu Hà (Báo Lao Động)
-
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc vượt 205 tỷ USD -
Xuất khẩu sang Anh quốc đạt 7,55 tỷ USD trong năm 2024 -
Xuất khẩu rau quả Việt Nam “hái quả ngọt” từ các Nghị định thư -
Chạy đua phô diễn công nghệ với robot hút bụi -
Doanh nghiệp rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD -
Soi kim ngạch mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu sang Mỹ năm 2024 -
Ngành gạo xác lập kỷ lục mới về xuất khẩu
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024