
-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng”
-
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng
-
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng
-
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng
-
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025
Chất vấn Bộ trưởng Tô Lâm về vấn đề tín dụng đen trong ngày chất vấn đầu tiên sáng nay (4/6), Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Đoàn Ninh Thuận) đánh giá cao sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ trong công tác đấu tranh phòng chống tín dụng đen.
Tuy nhiên, theo báo cáo, 5 tháng đầu năm 2019, mới xử lý được 933 băng nhóm của loại tội phạm này, giảm không nhiều so với năm 2018. Điều đáng quan tâm là trong 2.500 vụ liên quan đến tín dụng đen của năm 2018, chỉ có 34 vụ bị xử vì cho vay nặng lãi.
Đại biểu Cương lo ngại, "Đâu là giải pháp giải quyết dứt điểm loại tội phạm này?"
![]() |
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương |
Thứ nhất, Bộ Công an cần tiếp tục duy trì khí thế tấn công, trấn áp mạnh mẽ tội phạm vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen như hiện nay.
Thứ hai, về mặt pháp luật, Bộ trưởng khẳng định những đối tượng đang lợi dụng kẽ hở của luật pháp để gây khó khăn cho việc xử lý loại tội phạm này. Bộ trưởng Tô Lâm đề xuất khẩn trương có hướng dẫn để giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến xử lý tội phạm tín dụng đen.
Ngoài ra, Bộ trưởng đề nghị phía ngân hàng tiếp tục đa dạng hóa các hình thức cho vay, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn ngân hàng, vốn lành mạnh, không cho tín dụng đen có đất hoạt động.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm |
Về chất vấn của Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Bộ trưởng Tô Lâm trả lời, Bộ Công an cũng xem xét loại tội phạm tín dụng đen theo cách tiếp cận, xuất phát từ những mối quan hệ dân sự thông thường, giữa người cho vay và người đi vay, và bọn tội phạm đã lợi dụng được mối quan hệ này để tiến hành hoạt động.
Những người đi vay chúng tôi cũng thấy có nhiều dấu hiệu liên quan đến hoạt động tội phạm, ông Tô Lâm nói.
Bộ trưởng phân tích, nếu như sản xuất kinh doanh thông thường thì rất khó để có điều kiện trả được lãi cao lên tới 300% như vậy. Những người đi vay đó cũng có mục tiêu sử dụng tín dụng vào những việc vi phạm pháp luật, không lành mạnh như buôn lậu, gian thương nên cần tiền nhanh để giải quyết ngay trong một phi vụ, nên bất chấp lãi suất để huy động, hoặc là lừa đảo. Còn người cho vay tín dụng đen cũng có khả năng là những tổ chức tội phạm.
Bộ Công an cũng đang khảo sát, đánh giá về vấn đề này, người lập ra quỹ cho vay đen, bản thân những ông chủ đó nếu không là đối tượng hình sự thì cũng nuôi, chăn dắt đối tượng hình sự để phục vụ cho hoạt động tín dụng đen của mình. Nếu không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ trong một thời gian với lãi suất cao như thế, chúng sẽ dùng các đối tượng hình sự đến đe dọa, đòi nợ thuê, đi "cướp ngày" để cướp lại tài sản của các con nợ tín dụng đen. Vì thế, tín dụng đen từ mối quan hệ dân sự đã diễn biến sang phạm vi của các đối tượng vi phạm hình sự.
Trước đó, báo cáo các vấn đề liên quan đến nội dung chất vấn, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, Bộ Công an đã chỉ đạo mở nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn quốc, trong đó trọng tâm là triệt phá các băng nhóm tội phạm có tổ chức liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Năm 2018, Công an các đơn vị, địa phương đã xử lý hơn 2.500 vụ việc liên quan đến “tín dụng đen”; trong đó khởi tố 34 vụ, với 66 bị can về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo Điều 201- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và 2.353 vụ án khác có liên quan (84 vụ giết người, 855 vụ cố ý gây thương tích, 105 vụ cướp tài sản và 1.309 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến “tín dụng đen”).
Trong 5 tháng đầu năm 2019, lực lượng Công an đã triệt phá 933 băng, nhóm tội phạm (riêng đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm từ 16/12/2018 đến 15/2/2019, đã triệt phá 436 cơ sở, khởi tố 12 vụ, 358 bị can liên quan “tín dụng đen”); trong đó, đã chủ động đồng loạt ra quân, đấu tranh triệt phá nhiều đường dây, băng nhóm cho vay lãi nặng, siết nợ, đòi nợ thuê.
Điển hình là vụ phá đường dây cho vay lãi nặng, tạm giữ hình sự 11 đối tượng, thu giữ 11 tỷ đồng, 3 xe ôtô tại Hà Nội; vụ triệt phá nhóm đối tượng hoạt động tín dụng đen núp dưới danh nghĩa Công ty Tài chính Nam Long, bắt giữ 18 đối tượng thuộc 32 chi nhánh ở nhiều địa phương tại Thanh Hóa... Những kết quả này đã kiềm chế, làm cho hoạt động của tội phạm có tổ chức nói chung, các băng nhóm liên quan đến “tín dụng đen” nói riêng không còn manh động, công khai như trước.
-
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025 -
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên -
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce -
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao? -
Giá vàng nhảy múa áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng, tỷ giá vượt đỉnh
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort