Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Cả TPBank, KB Kookmin Card và AFS đều ngắm mua công ty tài chính HAFIC
Thùy Liên - 15/12/2021 14:12
 
Theo Công ty chứng khoán MB (MBS), Công ty tài chính Handico (HAFIC) đang là tâm điểm chú ý khi cả TPBank, KB Kookmin Card (Hàn Quốc) và AFS (Nhật) đều muốn mua.
f
TPBank đã lập kế  hoạch mua công ty công ty tài chính 2 năm nay

Dồn dập M&A công ty tài chính

Theo các chuyên gia phân tích MBS, Covid-19 làm thị trường M&A lắng xuống, nhưng các thương vụ M&A dự kiến sẽ nở rộ từ quý 4/2021 với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư ngoại. 

Trước đó, thị trường M&A công ty tài chính đã dậy sóng với thương vụ SMBC chi gần 1,4 tỷ USD mua lại 49% vốn FE Credit, tiếp đó, Ngân hàng Bank of Ayudhya của Thái Lan chi 69 triệu USD mua lại SHB Finance.  

MSB nhận định, từ quý 4/2021 trở đi sẽ có thêm nhiều thương vụ mới. Thương vụ thứ nhất là Ngân hàng MSB đang đàm phán đối tác nước ngoài bán công ty tài chính FCCOM sau khi thương vụ với Hyundai Card không thành.  

Ngoài ra, HAFIC đang là tâm điểm chú ý của nhiều tổ chức trong và ngoài nước. Theo MBS, hiện cả TPBank (Việt Nam), Công ty dịch vụ tài chính Aeon AFS (Nhật Bản), KB Kookmin Card (Hàn Quốc) đều đang thể hiện sự quan tâm với CTTC Handico (HAFIC) dù công ty đang bị NHNN kiểm soát đặc biệt từ 2015.

Riêng với TPBank, kế hoạch mua lại một công ty tài chính đã được ngân hàng này thông qua từ năm 2019 nhưng vẫn chưa được hiện thực hóa. Tại Đại hội cổ đông thường niên 2021, lãnh đạo TPBank cho biết ngân hàng đang tiếp tục đàm phán với đối tác để tham gia cơ cấu tại công ty tài chính dưới sự kiểm soát của NHNN.

Cho vay tiêu dùng tiếp tục phát triển

Theo nhận định của MBS, trong trung dài hạn, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục có tăng trưởng cao, kéo theo đó là thu nhập người dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao. Do đó, tiềm năng của ngành tài chính tiêu dùng sẽ còn rất lớn, và đây có thể là lý do mà các ông lớn trong ngành tài chính thế giới liên tục tiến hành thâu tóm các công ty tài chính hàng đầu Việt Nam

Trong trung và dài hạn, MBS dự báo loại hình cho vay tiền mặt và thẻ tín dụng sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong việc dẫn dắt tăng trưởng của ngành nhờ vào thủ tục đơn giản và có thể tiêp cận được các phân khúc khách hàng thấp nhất, nơi mà các ngân hàng thường bỏ qua vì khả năng trả nợ chưa cao. Tuy nhiên, hiện này đang ngân hàng đều đang thực hiện chuyển đổi số và giảm thiểu thủ tục nhằm mở rộng thị phần bán lẻ, do đó, các công ty tài chính độc lập sẽ phải chịu cạnh tranh lớn hơn.

Để cạnh tranh, chuyển đổi số gần như là bắt buộc.  Với đặc thù tệp khách hàng chủ yếu là cá nhân và phần lớn là người có thu nhập trung bình thấp, nên hầu như việc các công ty tài chính luôn muốn tối ưu hóa thủ tục đơn giản nhất có thể. Hơn nữa, việc các ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn muốn thúc đẩy mảng bán lẻ cũng đã đầu tư rất nhiều vào chuyển đổi số, dẫn đến các công ty tài chính đều phải thực hiện chuyển đổi số nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh của mình. Điều này càng được thể hiện rõ trong đại dịch khi mà hiệu quả của chuyển đổi số được phát huy tối đa.

Ngân hàng bán công ty tài chính tiêu dùng: “Trâu chậm” hái tỷ USD
Đối với nhà đầu tư ngoại, cơ hội sở hữu giấy phép công ty tài chính tiêu dùng ngày càng khó khăn khiến các thương vụ bán công ty tài chính càng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư