
-
Cho vay đặc biệt lãi suất 0%: Chuyển quyền “quyết” sang NHNN và bài học từ sự cố tại SCB
-
TS. Nguyễn Thị Phương Thảo: Số tiền cổ đông tăng 4,4 lần kể từ khi HDBank IPO
-
ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận tham vọng, Chủ tịch trả lời thẳng thắn loạt vấn đề nóng
-
Tỷ giá USD tiếp tục chạm trần, vàng miếng SJC neo cao quanh mốc 121 triệu đồng/lượng
-
CEO HDBank: Ngân hàng đang đẩy mạnh tái cấu trúc DongABank -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 hơn 21.000 tỷ đồng, ra mắt Tập đoàn tài chính HD
Hiện một số ngân hàng hé lộ kế hoạch kinh doanh sẽ trình ĐHCĐ năm 2025.
Cụ thể, BIDV đặt mục tiêu dư nợ tín dụng theo giới hạn Ngân hàng Nhà nước giao, dự kiến tăng 14%. Huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn, đảm bảo thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,4%; lợi nhuận trước thuế riêng ngân hàng phấn đấu tăng 6% đến 10%.
MB đặt mục tiêu tổng tài sản đến cuối năm 2025 tăng trưởng 22% từ 1.080 tỷ đồng lên 1.318 tỷ đồng; dư nợ tín dụng tăng trưởng 26%, dự kiến đạt trên 1 triệu tỷ đồng; huy động vốn dự kiến tăng trưởng 25%. Lợi nhuận trước thuế với mục tiêu tương đối an toàn với mức độ tăng trưởng 8-10%, tỷ lệ nợ xấu tối đa 1,7%, với tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 100%.
Tại HDBank, lãnh đạo Ngân hàng cũng từng đưa ra kế hoạch dự kiến lợi nhuận trước thuế cho năm 2025 đạt khoảng 20.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2024. Đồng thời, HDBank sẽ tiếp nối truyền thống trả cổ tức cao và đều đặn như kế hoạch ĐHCĐ đã thông qua.
Theo Chứng khoán Vietcap cho biết, Ban lãnh đạo ngân hàng HDBank đặt ra các mục tiêu kinh doanh trong năm 2025 bao gồm tăng trưởng lợi nhuận 25%, NIM (biên lãi thuần) ở mức 5,5%, đồng thời đang tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài. Cụ thể, trong báo cáo mới công bố, Vietcap cho biết, HDBank lạc quan về đà phục hồi của nền kinh tế sẽ hỗ trợ tăng trưởng tín dụng và cải thiện chất lượng tài sản.
![]() |
Ngân hàng lên kế hoạch lợi nhuận cho năm 2025 |
Đồng thời, ngân hàng đặt ra các mục tiêu trong năm 2025 bao gồm: tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 25% , (cao hơn dự báo của Vietcap là 13%). NIM ở mức 5,5% với kỳ vọng chi phí huy động sẽ tăng trong 2025, nhưng lãi suất sẽ giữ ở mức thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, theo sát Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và chính sách của Tổng thống Trump.
HDBank nhận định tăng trưởng tín dụng tiếp tục mạnh mẽ trong năm 2025 (mức tăng trưởng 24,4% vào năm 2024 không bao gồm tác động từ tái phân loại UPAS LC thành số dư cho vay vào cuối năm 2024). Các động lực chính xuất phát từ các doanh nghiệp xuất khẩu tài trợ chuỗi cung ứng và thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi. Nhu cầu tín dụng bán lẻ phục hồi tốt trong quý IV/2024 và tháng 1/2025, dự kiến sẽ tiếp tục cải thiện trong năm 2025.
Trong năm 2024, bất động sản và tiêu dùng chiếm 24% tổng dư nợ của HDBank, kỳ vọng phục hồi mạnh hơn trong năm 2025 nhờ sự hỗ trợ từ Chính phủ, thanh khoản tốt hơn, nguồn vốn cải thiện và cơ sở hạ tầng phát triển. Tuy nhiên, ngân hàng kỳ vọng mức tăng giá bất động sản sẽ thấp hơn do nguồn cung gia tăng.
Về chất lượng tài sản, báo cáo Vietcap cho biết tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của ngân hàng trước khi CIC phân loại quý IV/2024 đạt 1,48%. Tỷ lệ nợ xấu bao gồm 63% từ khách hàng bán lẻ của ngân hàng mẹ, 16% từ HD Saison và 21% từ các doanh nghiệp. Phần lớn nợ xấu bán lẻ đến từ khoản vay hộ kinh doanh, vay thế chấp và lĩnh vực nông nghiệp. Tỷ lệ nợ xấu năm 2024 của các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng lần lượt đạt 0,03% và 0,8%. Đáng chú ý, Tập đoàn Lộc Trời dư nợ tại HDBank dưới 100 tỷ đồng.
Đối với kế hoạch cổ tức năm 2024 (chi trả trong năm 2025), Ban lãnh đạo HDBank dự kiến mức tối đa là 30% vốn điều lệ, trong đó cổ tức tiền mặt tối đa 15% vốn điều lệ. Kế hoạch cụ thể sẽ được trình tại Đại hội đồng cổ đông sắp tới.
Bước sang năm 2025, mục tiêu tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước đặt ra ở mức 16%, cao hơn 1% so năm rồi và giới phân tích tài chính dự báo, tín dụng tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 15-16% năm nay nên ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận tăng. Với tín dụng năm nay được nhận định tích cực hơn khi sức hấp thu vốn của nền kinh tế cải thiện, các ngân hàng cũng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cao hơn.
Tiềm năng mở rộng NIM mạnh mẽ thuộc về nhóm ngân hàng tư nhân có thế mạnh về bán lẻ và tiền gửi không kỳ hạn (CASA), có chất lượng tài sản tốt, tập khách hàng có khả năng trả nợ hồi phục nhanh chóng. Theo VCBS, các ngân hàng tư nhân có thể mạnh về bán lẻ và CASA sẽ có khả năng mở rộng NIM nhiều nhất. Trong bối cảnh NIM nhích nhẹ và tăng trưởng tín dụng có thể đạt 14 - 15%, lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ tăng 15% vào năm 2025.
Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận sẽ có sự phân hóa mạnh. Cụ thể, các ngân hàng quốc doanh được kỳ vọng sẽ báo cáo lợi nhuận tăng trưởng 12% trong năm 2025, trong khi nhóm ngân hàng tư nhân năng động sẽ có lợi nhuận tăng trưởng tới 20%. Các ngân hàng còn lại, thường có quy mô nhỏ hơn sẽ chứng kiến lợi nhuận đi lên chỉ khiêm tốn 8%.

-
TS. Nguyễn Thị Phương Thảo: Số tiền cổ đông tăng 4,4 lần kể từ khi HDBank IPO
-
ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận tham vọng, Chủ tịch trả lời thẳng thắn loạt vấn đề nóng
-
Tỷ giá USD tiếp tục chạm trần, vàng miếng SJC neo cao quanh mốc 121 triệu đồng/lượng
-
CEO HDBank: Ngân hàng đang đẩy mạnh tái cấu trúc DongABank
-
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 hơn 21.000 tỷ đồng, ra mắt Tập đoàn tài chính HD -
Sacombank muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu và mua lại công ty chứng khoán -
Thị trường biến động: ACB không ngừng củng cố nền tảng kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững -
F88 được vinh danh giải thưởng HR EXCELLENCE 2025 -
Doanh nghiệp SME muốn ngân hàng bảo lãnh để cho vay xanh -
Global Finance năm thứ 2 liên tiếp vinh danh Techcombank là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" -
Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý đầu năm 2025
-
“Khúc ca khải hoàn” mừng 50 năm thống nhất nước nhà
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch