
-
Áp lực lãi vay trước xu hướng lãi suất tiết kiệm đi lên
-
Sức hút tài khoản Siêu Lợi Suất của VIB - Hàng vạn khách hàng đã kích hoạt trong 48h ra mắt
-
Chất lượng tài sản nhiều ngân hàng suy giảm, chủ yếu nợ xấu vay mua nhà
-
Làn sóng cắt giảm nhân sự tại nhiều nhà băng
-
Ngân hàng nắn dòng vốn chảy vào bất động sản -
Ngân hàng “ve sầu thoát xác” hậu chuyển giao bắt buộc
![]() |
Mục tiêu tín dụng tăng kéo lợi nhuận tăng
Năm 2025, BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng theo giới hạn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao, dự kiến là 14%. Huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn, đảm bảo thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,4%; lợi nhuận trước thuế riêng ngân hàng phấn đấu tăng 6 - 10%.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2025, Giám đốc tài chính Phạm Văn Đẩu của HDBank chia sẻ tại hội nghị nhà đầu tư mới đây rằng, Ngân hàng dự kiến lợi nhuận trước thuế khoảng 20.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2024. Đồng thời, HDBank sẽ tiếp nối truyền thống trả cổ tức cao và đều đặn như kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đã thông qua.
MB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 22% trong năm 2025, từ 1.080 tỷ đồng lên 1.318 tỷ đồng; dư nợ tín dụng tăng 26%, dự kiến đạt trên 1 triệu tỷ đồng; huy động vốn dự kiến tăng 25%; lợi nhuận trước thuế tăng 8-10%. Ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc MB cho biết, Ngân hàng sẽ dành ít nhất 50% hạn mức tăng trưởng tín dụng cho phân khúc bán lẻ và doanh nghiệp nhỏ và vừa, phần còn lại tập trung vào doanh nghiệp lớn.
Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Vietcap, các ngân hàng có lợi thế cạnh tranh trong mảng cho vay doanh nghiệp và huy động vốn sẽ có vị thế tốt để tăng trưởng trong năm 2025. Dự báo, lợi nhuận của Sacombank tăng 48%, Vietcombank và ACB tăng 24%, TPBank tăng 23%, Techcombank tăng 21%; VIB, VietinBank, MB, HDBank, BIDV, VPBank đều tăng trên 10%...
MBS đánh giá, ngành ngân hàng trong năm 2025 sẽ phục hồi nhưng không đồng đều. Tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng đạt 15-16%, nhờ nhu cầu tín dụng từ các ngành sản xuất và thương mại gia tăng. Các ngân hàng như VietinBank, Techcombank và HDBank được kỳ vọng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận đáng kể nhờ sự cải thiện của thu nhập ngoài lãi.
Cụ thể, với VietinBank, lợi nhuận sau thuế năm 2025 dự kiến tăng 26,2% nhờ thu nhập lãi thuần tăng 24,9% và thu nhập ngoài lãi tăng 18,5%; nợ xấu kỳ vọng giảm xuống dưới 1,2%. Lợi nhuận sau thuế năm 2025 của HDBank tăng 29,7%, nhờ thu nhập ngoài lãi tăng 47,4% và tín dụng tăng trưởng mạnh ở mức 24,7%. Techcombank cũng được dự báo lợi nhuận sau thuế duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong 2025 nhờ thu nhập ngoài lãi tăng cao.
Kỳ vọng lãi suất thấp đẩy tín dụng
Trong báo cáo phân tích về ngành ngân hàng mới đây, Công ty Chứng khoán Vietcap nhận định, tăng trưởng tín dụng năm 2025 vẫn được thúc đẩy nhiều hơn bởi mảng cho vay doanh nghiệp. Đồng thời, các ngân hàng có lợi thế cạnh tranh trong mảng cho vay doanh nghiệp và huy động vốn có vị thế tốt để nắm bắt các cơ hội tăng trưởng.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, biên lãi ròng (NIM) khó tăng mạnh do các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng, trong khi lãi suất huy động khó duy trì ở mức thấp vì áp lực thanh khoản và tỷ giá. Tiềm năng mở rộng NIM sẽ thuộc về nhóm ngân hàng tư nhân có thế mạnh về bán lẻ và tiền gửi không kỳ hạn (CASA), có chất lượng tài sản tốt, tập khách hàng có khả năng trả nợ hồi phục nhanh chóng.
Các ngân hàng tư nhân có thế mạnh về bán lẻ và CASA sẽ có khả năng mở rộng NIM nhiều nhất. Trong bối cảnh NIM nhích nhẹ và tăng trưởng tín dụng có thể đạt 15-16%, lợi nhuận ngành này được dự báo tăng 10-20% trong năm 2025.
Song tăng trưởng lợi nhuận có sự phân hóa mạnh. Các ngân hàng quốc doanh được kỳ vọng báo cáo lợi nhuận tăng trưởng 12% năm 2025, trong khi nhóm ngân hàng tư nhân năng động có lợi nhuận tăng trưởng tới 20%. Các ngân hàng còn lại, thường có quy mô nhỏ hơn, sẽ chứng kiến lợi nhuận đi lên chỉ khiêm tốn 8%.
SSI cũng dự báo, NIM ngân hàng năm 2025 sẽ ổn định ở mức 3,48%, với sự khác biệt giữa khối quốc doanh đạt 2,77% (tăng 0,05 điểm %) và khối cổ phần đạt 4,24% (giảm 0,07 điểm %). Lợi nhuận trước thuế ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng 17,4%.
Về lãi suất, trong bối cảnh Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng cao trong năm nay, NHNN đứng trước nhiệm vụ tương đối nặng nề khi điều hành chính sách tiền tệ theo hướng hỗ trợ tăng trưởng thông qua phấn đấu giảm lãi suất cho vay, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Lãi suất không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn, mà còn chịu tác động lớn từ diễn biến tỷ giá.
Song, với mục tiêu tăng trưởng cao của Chính phủ và bối cảnh phục hồi chưa đồng đều, giới phân tích kỳ vọng, NHNN sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt, giữ lãi suất ổn định ở mức 4,5% đến cuối năm nay. Tỷ giá là một vấn đề cần cân nhắc khác đối với NHNN và nhiều khả năng NHNN sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách để chống lại áp lực mất giá đối với đồng nội tệ.

-
Chất lượng tài sản nhiều ngân hàng suy giảm, chủ yếu nợ xấu vay mua nhà -
Làn sóng cắt giảm nhân sự tại nhiều nhà băng -
Ngân hàng nắn dòng vốn chảy vào bất động sản -
Ngân hàng “ve sầu thoát xác” hậu chuyển giao bắt buộc -
Cẩn trọng rót vốn vào vàng khi giá tăng cao -
Các điểm kinh doanh của Vikki đồng loạt mở cửa với diện mạo mới -
Các ngân hàng lên kế hoạch lợi nhuận năm 2025
-
Techcombank tiếp tục nâng tầm hợp tác cùng WinCommerce gia tăng trải nghiệm và giá trị cho khách hàng
-
ESG - Xu hướng không thể đảo ngược và doanh nghiệp Việt không thể đứng ngoài cuộc chơi
-
Japfa Việt Nam chia sẻ chiến lược đồng hành cùng khách hàng trong năm 2025
-
Techcombank tiếp tục hành trình xây dựng nền tảng tài chính sớm cho thế hệ tiếp nối vượt trội
-
Hoàn tiền lên tới 40% cho chủ thẻ BIDV Business
-
Bắc Ninh - Điểm sáng mới trên bản đồ đầu tư bất động sản phía Bắc