Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Các ngân hàng trung ương không thể làm ngơ với tiền ảo Bitcoin
Trần Ngọc (VOV/Bloomberg) - 29/09/2017 15:48
 
Các ngân hàng trung ương không thể làm ngơ trước sự bùng nổ của tiền ảo Bitcoin bởi nó có thể tác động rất lớn đến hệ thống tài chính.
Tiền ảo Bitcoin đang ngày một phát triển, tạo làn sóng
Tiền ảo Bitcoin đang ngày một phát triển, tạo làn sóng "đào tiền" ở nhiều quốc gia trên thế giới

Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), các ngân hàng trung ương thế giới không thể làm ngơ trước sự bùng nổ của tiền ảo Bitcoin vì nó có thể tác động rất lớn đến hệ thống tài chính toàn cầu.

BIS đặt ra câu hỏi liệu có nên đưa ra một loại tiền tệ kỹ thuật số hay không và đặc tính của loại tiền ảo mới như thế nào. Tuy nhiên, theo BIS, các tổ chức tài chính cần xem xét những quy định về tính bảo mật, hiệu quả trong hệ thống thanh toán, những ảnh hưởng của tiền điện tử lên nền kinh tế và chính sách tiền tệ...

Vừa qua, ông Jamie Dimon - CEO JPMorgan Chase & Co đã gọi Bitcoin là "lừa đảo", giới chức Trung Quốc thì khá mạnh tay với giao dịch tiền ảo trong nước.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã thông báo, các hoạt động ICO không được pháp luật công nhận, đồng thời yêu cầu các cá nhân, tổ chức dừng ngay tất cả hoạt động huy động vốn bằng tiền ảo. Đồng thời, hàng loạt các sàn giao dịch Trung Quốc tuyên bố đóng cửa bắt đầu từ cuối tháng 9/2017.

Tuy vây, trong bối cảnh Bitcoin và các loại tiền ảo khác đang ngày càng phổ biến nhờ hệ thống thanh toán chuyển dần sang hướng di động còn các nhà đầu tư thì không ngừng bơm tiền vào, các ngân hàng trung ương bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về tiền ảo và công nghệ blockchain.

Tại Ngân hàng Trung ương Anh, thống đốc Mark Carney đã coi tiền điện tử là một phần của "cuộc cách mạng" đầy tiềm năng trong ngành tài chính. Ngân hàng Trung ương Hà Lan đã tạo ra đồng tiền điện tử riêng nhưng chỉ dùng trong nội bộ. Giới chức Mỹ cũng đang nghiên cứu vấn đề này.

BIS đưa ra phương án khả thi dành cho các ngân hàng trung ương là có thể phát hành đồng tiền điện tử ra công chúng và do ngân hàng quản lý, cũng như thực hiện việc chuyển đổi ra tiền mặt và ngược lại. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn rủi ro lớn hơn đối với hoạt động điều hành của ngân hàng và các tổ chức cho vay thương mại có thể đối mặt với việc thiếu tiền gửi.

Bên cạnh đó, BIS cho rằng, có nhiều vấn đề cần phải cân nhắc, trong đó có tính bảo mật của hệ thế tiền điện tử./.

"Sập bẫy" Bitcoin sẽ không được pháp luật bảo vệ ở Việt Nam
Đồng tiền ảo Bitcoin hồi đầu tháng Chín đã tăng lên mức giá kỷ lục lần đầu tiên đạt trên 5.000 USD/Bitcoin, như vậy, đồng Bitcoin đã tăng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư