
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân
![]() |
Đơn hàng xuất khẩu quý 1/2022 tại nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành xuất khẩu chủ lực khá dồi dào. |
Khảo sát của Tổng cục Thống kê về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy, có tới 76,6% số doanh nghiệp nhận định số lượng đơn đặt hàng mới tăng và giữ nguyên so với quý III/2021, 23,4% doanh nghiệp nhận định số lượng đơn đặt hàng mới giảm.
Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất thiết bị điện có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định về đơn đặt hàng mới quý IV/2021 so với quý III/2021 tăng cao nhất với 48,3%, ngược lại, ngành sản xuất đồ uống có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định về đơn đặt hàng giảm nhiều nhất với 30,6%
Các doanh nghiệp dự báo, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý I/2022 khả quan hơn với 83,3% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên so với quý IV/2021, chỉ có 16,7% doanh nghiệp dự báo giảm.
Về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý IV/2021 có dấu hiệu phục hồi so với quý III/2021. Cụ thể, có 16,4% doanh nghiệp nhận định sử dụng lao động quý IV/2021 so với quý III/2021 tăng, 65,7% doanh nghiệp nhận định giữ nguyên và 17,9% doanh nghiệp nhận định giảm
Ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định lao động quý IV/2021 so với quý III/2021 tăng cao nhất với 39,4%, ngược lại, ngành sản xuất trang phục có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định lao động quý IV/2021 so với quý III/2021 giảm nhiều nhất với 26,6%.
Dự báo sử dụng lao động quý I/2022 so với quý IV/2021 khả quan hơn với 88,2% số doanh nghiệp dự kiến số lao động tăng và giữ nguyên, 11,8% doanh nghiệp dự kiến lao động giảm.
Bên cạnh đó, có đến 91,1% công ty dự báo chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm tăng và giữ nguyên trong quý đầu năm 2022 và chỉ có 8,9% đơn vị dự báo chi phí sản xuất giảm.
Việc các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có nhiều cơ hội đón đơn hàng dồi dào đã được nhiều Tổ chức và chuyên gia kinh tế dự báo. Trước đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho biết, Việt Nam và các quốc gia châu Á tiếp tục là địa chỉ nhận nhiều đơn hàng trong năm 2022 do sản xuất phục hồi trở lại và cầu tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản...gia tăng.
Dựa trên phân tích của ADB, lĩnh vực phuc hồi nhanh sẽ là điện tử, hàng hóa liên quan tới phòng chống dịch bệnh như điện tử, vật tư, thiết bị y tế, máy móc thiết bị, đồ gỗ, dệt may, giày dép....
Năm 2021, toàn bộ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực từ điện tử, máy tính, dệt may, giày dép, phụ tùng, sắt thép...đều lập kỷ lục về cán đích với mức tăng trưởng dương. Đặt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, có nhiều tháng trong quý 3/2021 bị đứt gãy sản xuất là kết quả hết sức ấn tượng. Trong đó, xuất khẩu điện thoại, linh kiện mang về gần 58 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2020, điện tử, máy tính, linh kiện 51 tỷ USD, tăng 14,4%, điện tử, máy móc, thiết bị phụ tùng khác 38,4 tỷ USD tăng 41%, giày dép gần 18 tỷ USD, tăng 4,6%...
Thông tin mới đây, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) xác nhận, phần lớn doanh nghiệp trong Tập đoàn đã đầy đơn hàng quý 1/2022, có doanh nghiệp đã ký đủ đơn hàng hết quý 2/2022.
Nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành xuất khẩu khác như giày dép, điện tử, sắt thép...cũng xác nhận lượng đơn hàng xuất khẩu cho quý 1/2022 đã được ký kết, điều quan trọng là tổ chức sản xuất hợp lý trong điều kiện dịch bệnh để đảm bảo lực lượng và giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất.
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy -
Hải quan tăng kiểm tra xuất xứ hàng hóa -
Các Tập đoàn lớn của Việt Nam tiếp xúc song phương với US EXIM Bank -
Gỡ vướng trong thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025