-
Lập liên minh chiến lược để đào tạo nhân lực, hiện thực hóa Nghị quyết 57-NQ/TW
-
93% doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng AI để tiếp cận khách hàng
-
Dự án hạ tầng, công nghệ số được ưu đãi lãi suất khi vay gói 500.000 tỷ đồng
-
Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia
-
AI sẽ thay thế bạn - hay trở thành trợ lý đắc lực của bạn? -
TP.HCM cần tiên phong tăng tốc phát triển ngành bán dẫn
Số liệu từ Bộ Tài chính, trong 4 tháng đầu năm 2025, các nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế với số tiền ước đạt 5.100 tỷ đồng, tăng 93,6% so với cùng kỳ.
Theo thống kê, đến nay, đã có 153 nhà cung cấp nước ngoài, bao gồm Meta, Google, TikTok, Microsoft… đăng ký, khai thuế và nộp thuế qua Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài.
Không chỉ số lượng thuế tăng, mà số lượng các nhà cung cấp nước ngoài chủ động kê khai, nộp thuế cũng đã tăng lên. Đây là một tín hiệu tích cực, bởi đã có thời điểm, không nhiều nhà cung cấp nước ngoài sẵn sàng kê khai, nộp thuế ở Việt Nam.
![]() |
Đã có 153 nhà cung cấp nước ngoài kê khai, nộp thuế ở Việt Nam, với số thuế tăng nhanh trong 4 tháng đầu năm 2025. |
Ở góc độ khác, Bộ Tài chính cho biết, đến ngày 23/4, Cổng thương mại điện tử hỗ trợ hộ kinh doanh đã hỗ trợ hơn 80.300 hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế với số tiền gần 774,8 tỷ đồng. Kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trong 3 tháng đầu năm 2025 là 34.500 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Để tăng cường quản lý về thuế trên thương mại điện tử, nhiều ý kiến đề xuất việc sửa đổi Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.
Hồi đầu năm, Bộ Tài chính đã dự thảo và đưa ra lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Theo Bộ Tài chính, việc xây dựng Nghị định nhằm mục tiêu tăng cường hiệu quả thu ngân sách nhà nước từ các hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số và các hoạt động kinh tế số khác; tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng giữa các loại hình kinh doanh truyền thống và kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Trong khi đó, Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại điện tử; tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển bền vững, có trật tự, làm động lực cho sự phát triển của nền kinh tế.
Cũng theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong 4 tháng đầu năm (tính đến ngày 15/4/2025), cơ quan thuế đã thực hiện 10.900 cuộc thanh tra, kiểm tra; qua đó kiến nghị xử lý tài chính 17.700 tỷ đồng, trong đó thu nộp ngân sách nhà nước khoảng 4.500 tỷ đồng (đã nộp vào ngân sách là 2.200 tỷ đồng), giảm khấu trừ và giảm lỗ 13.200 tỷ đồng.
Các cơ quan thuế cũng đã tập trung đôn đốc thu hồi và xử lý nợ đọng thuế, ước đến hết tháng 4 đạt khoảng 30.400 tỷ đồng.
-
Các nhà cung cấp nước ngoài đã nộp 5.100 tỷ đồng tiền thuế -
AI sẽ thay thế bạn - hay trở thành trợ lý đắc lực của bạn? -
TP.HCM cần tiên phong tăng tốc phát triển ngành bán dẫn -
Đến năm 2030, ít nhất 80% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến -
AppotaPay bắt tay BIDV cung cấp dịch vụ cho hàng triệu tiểu thương, doanh nghiệp nhỏ -
Đà Nẵng đề xuất công nhận 2 “ông lớn” là đối tác chiến lược vi mạch, bán dẫn -
Đà Nẵng tổ chức hội thảo, kêu gọi đầu tư vào lĩnh AI
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược