-
Vướng mắc phân loại hàng hóa chịu thuế, VCCI đề nghị giảm đều thuế VAT 2% -
Thẩm định thực tế doanh nghiệp tham gia giải thưởng Sao Vàng đất Việt tại Thái Bình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
Phạm Kim Long là Giám đốc nghiên cứu và phát triển AI của MoMo |
Từng làm việc tại NCR (Cộng hoà Séc), IBM Việt Nam, FPT Telecom và VNG, là tác giả của UniKey, hiện ông Phạm Kim Long là Giám đốc nghiên cứu và phát triển AI của MoMo - ứng dụng của Công ty cổ phần Dịch vụ di động trực tuyến (M_Service). Hơn 8 tháng trước, khi quyết định đầu quân vào MoMo và tham gia Hội đồng AI của “kỳ lân” này, ông tin tưởng, đây là một công ty khởi nghiệp “rất quý người” và có những bài toán đầy thú vị hơn đang chờ những nhân sự như ông tham gia giải quyết.
Lúc đó, trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Tường, đồng sáng lập, kiêm Phó chủ tịch MoMo và ông Thái Trí Hùng, Phó tổng giám đốc phụ trách công nghệ tại MoMo, ông Long hiểu rõ hơn về tầm nhìn, mục tiêu phát triển AI mà công ty này theo đuổi thông qua những bài toán cụ thể như xử lý ngôn ngữ tự nhiên trong AI, xây dựng chatbot chăm sóc khách hàng…
Còn với bà Trần Thị Lạc Thanh, Ban lãnh đạo MoMo đã dành hơn một năm “yêu đơn phương” trước khi hai bên có thể đi đến quyết định “về chung một nhà”. Trước khi trở thành nữ tướng đầu tiên của Hội đồng AI tại MoMo, bà Thanh từng đầu quân tại Zalo. Bà tốt nghiệp tiến sĩ khoa học máy tính từ UMass Amherst (Mỹ), sau đó làm trong mảng khoa học dữ liệu ở Twitter và LinkedIn tại Silicon Valley trong nhiều năm và trở về Việt Nam 2 năm trước.
Chia sẻ về lý do đầu quân vào MoMo, bà Thanh cho biết, bản thân bà muốn phát triển “Women in Tech” (nữ giới trong ngành công nghệ) trong doanh nghiệp này. Khi còn ở Mỹ, bà không biết về ví điện tử hay MoMo, nhưng trong một lần về Việt Nam, được bạn bè giới thiệu, bà đã tải và dần hứng thú về ứng dụng này.
“Tôi mong muốn khi gia nhập MoMo, sẽ tạo ra những tác động xã hội tích cực khi cảm nhận được rằng, mọi người có định hướng, mục tiêu xây dựng công ty có tác động lớn lên cộng đồng (social impact)”, bà Thanh chia sẻ.
Trước khi trở thành Giám đốc Khoa học Dữ liệu của MoMo, ông Trịnh Xuân Tân tốt nghiệp Khoa Công nghệ thông tin của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội và có bằng thạc sĩ khoa học máy tính Trường Uppsala University (Thụy Điển). Ông là người sáng lập Pique - công ty giúp tăng tỷ lệ chuyện đổi từ khách vãng lai thành người mua hàng thường xuyên bằng cơ chế khuyến nghị sử dụng AI.
Thông qua bằng sáng chế đã đăng ký và chờ cấp sở hữu trí tuệ tại Mỹ, Pique đã cung cấp giải pháp đề xuất được cá nhân hóa cho các công ty thương mại điện tử và kỹ thuật số. Khách hàng của Pique trải dài từ Đức, Indonesia, Việt Nam đến Nhật Bản. Giữa năm 2021, MoMo đã mua lại Pique để bổ sung vào hệ sinh thái của mình.
“Giờ làm việc tại MoMo, nhìn đâu cũng thấy bài toán, đến đâu cũng có thể áp dụng AI để phục vụ khách hàng. Song mức độ phức tạp các dự án ở MoMo cao hơn vì số lượng người dùng MoMo rất lớn và liên quan đến nhiều phòng ban, lĩnh vực, tiêu chuẩn của Công ty”, Tuân chia sẻ.
Gia nhập MoMo từ năm 2013, ông Thái Trí Hùng là một trong những người đầu tiên xây dựng và phát triển ứng dụng ví MoMo. Ở vai trò “kiến trúc sư trưởng” của toàn bộ hệ thống công nghệ cốt lõi tại MoMo, ông Hùng thể hiện quan điểm là người không ưa thích phương thức chiêu mộ hay phỏng vấn nhân sự, mà là “rủ về cùng làm” như những đồng đội.
“Khi đặt vấn đề có thêm người về đội ngũ, đầu tiên tôi phải nghĩ đến là có thể giúp gì để họ thành công được ở MoMo. Thứ hai là sự đồng hành đó của họ sẽ tạo ra những ảnh hưởng nào dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi”, ông Hùng chia sẻ.
Ông Hùng cho biết, tỷ lệ giữ chân nhân sự ở MoMo là 40%, tức là tuyển 10 người thì chỉ giữ được 4 người, do cường độ công việc cao, áp lực lớn, thêm cả độ phức tạp của các dự án, cũng như sự phối hợp trong đội ngũ. Ngoài vấn đề liên quan đến kỹ năng, nếu cá nhân nào có cùng sứ mệnh với MoMo là sử dụng công nghệ cải thiện chất lượng cuộc sống người Việt, thì đều có thể gắn bó được và ngược lại.
-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn -
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Thương nhân phân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau? -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024