Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 20 tháng 01 năm 2025,
Cách nhận biết viên kim cương thật, giả
Bích Trâm - 21/03/2015 09:34
 
Một trong những thắc mắc phổ biến mà các nhà giám định đá quý thường nhận được là sự khác nhau giữa viên kim cương thật và viên đá giả kim cương.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Quà tặng 8/3: Bông hồng vàng 55 chỉ, giá 250 triệu đồng
S.T. Dupont giới thiệu bộ sưu tập bật lửa và bút phiên bản Giáp Ngọ
Đồng hồ đắt nhất thế giới có giá 1.155 tỷ đồng

Trên trang Business Insider, Reyne Hirsch - chuyên gia về nghệ thuật trang trí thế kỷ XX đồng thời là chuyên gia tư vấn cho thị trường trực tuyến toàn cầu Lofty đã chia sẻ một số kinh nghiệm về cách nhận biết kim cương thật. Hirsch cho rằng, trước khi đến gặp chuyên gia, vẫn có thể làm một vài "bài kiểm tra" nho nhỏ sau đây để nhận biết độ thật, giả của một viên kim cương.

Soi viên kim cương dưới kính lúp

Kính lúp giúp quan sát kỹ viên kim cương đang sở hữu. Hirsch cho biết, có một số điểm đáng lưu ý khi soi kim cương dưới kính lúp:

Thứ nhất, kim cương được tạo thành từ tự nhiên, có cấu tạo là carbon nguyên chất, vì vậy, khi nhìn vào sẽ không mấy khó khăn nhận thấy nó luôn có điểm không hoàn hảo trong cấu trúc carbon. Viên kim cương giả thì tuyệt đối hoàn hảo, không tỳ vết.

Đá kim cương thật sở hữu các cạnh sắc, trong khi đá giả thì sở hữu các cạnh tròn

Reyne Hirsch còn lưu ý thêm, các loại kim cương cấy (là loại kim cương "thật" về cả mặt hóa học lẫn cấu tạo vật lý nhưng thường có giá trị kém hơn kim cương truyền thống khoảng từ 20 - 30%) cũng trông rất hoàn hảo dưới kính lúp. Do đó phải cẩn trọng trước khi muốn vứt bỏ những viên đá có cấu tạo hoàn hảo. Đặc điểm này có thể là một đầu mối quan trọng nhưng không phải là yếu tố chắc chắn để khẳng định kim cương là thật hay giả. Hãy kiểm tra kỹ hơn nữa hoặc đem nó đến chuyên gia.

Thứ hai, hãy kiểm tra kỹ các cạnh của viên kim cương. Đá kim cương thật sở hữu các cạnh sắc, trong khi đá giả thì sở hữu các cạnh tròn, Hirsch giải thích.

Cuối cùng, đừng quên kiểm tra khung kim loại của viên kim cương. Nếu đây là kim loại mạ vàng hoặc mạ bạc thì rất có thể viên đá đang giữ không phải là kim cương thật, bởi vì tại sao người ta lại bọc một viên đá quý như vậy trong một bộ khung được làm từ kim loại rẻ tiền? Hirsch cho biết, hầu hết kim cương đều được bọc khung bằng vàng hoặc bạch kim.

Lúc kiểm tra bằng kính lúp, cũng có thể quan sát một cách tổng quan viên kim cương ở mọi góc độ, nếu nó trông có vẻ rẻ tiền hoặc kém chất lượng, thì đó cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy không phải là kim cương thật.

 

Chà giấy nhám lên viên đá

Đây là "bài kiểm tra" kim cương đơn giản nhất.

Kim cương là một trong những vật liệu cứng nhất nên nó sẽ không dễ dàng bị trầy xước bởi các bề mặt nhám hay gồ ghề. "Nếu là kim cương thật, nó vẫn hoàn hảo sau khi bị chà nhám, còn nếu là đá Zirconia (trang sức giả kim cương), nó sẽ bị trầy xước", Hirsch cho biết.

Làm "thí nghiệm sương mù”

Hà hơi vào viên kim cương giống như cách làm "mờ sương" gương trong phòng tắm. Viên kim cương giả sẽ bị mờ trên bề mặt trong một quãng thời gian ngắn, còn kim cương thật do không giữ nhiệt nên không bị mờ.

Soi kim cương dưới ánh sáng để kiểm tra độ lấp lánh

Cách mà những viên kim cương thật phản xạ dưới ánh sáng vô cùng độc đáo: ở bên trong viên kim cương sẽ lấp lánh màu xám và trắng, bên ngoài sẽ phản chiếu những màu sắc cầu vồng lên các bề mặt khác ở gần nó.

Bên trong một viên kim cương giả thường có màu cầu vồng có thể dễ dàng nhìn thấy khi soi dưới ánh sáng.

Người ta thường quan niệm sai lầm rằng kim cương sẽ có màu lấp lánh như cầu vồng, nhưng thật ra không phải. Kim cương thật sự lấp lánh, tuy nhiên, nó nghiêng về sắc xám nhiều hơn. Nếu thấy màu giống như cầu vồng rực rỡ bên trong viên đá, thì nó có thể không phải là đá kim cương thật.

 

Quan sát sự khúc xạ ánh sáng của viên đá

Kim cương có màu sắc lấp lánh nhờ đặc tính khúc xạ và bẻ cong ánh sáng. Thủy tinh, thạch anh và đá Cubic Zirconium cũng có thể "bắt chước" sự lấp lánh của kim cương, nhưng chúng có chỉ số khúc xạ thấp hơn kim cương rất nhiều.

Có thể đặt viên kim cương lên tờ báo, nếu là kim cương thật thì ánh sáng sẽ bị phân tán từ bên trong và màu đen phản chiếu sẽ bị chặn lại, khiến không thể nhìn thấy bất kỳ một chữ nào trên tờ báo. Còn một viên kim cương giả vẫn để ánh sáng đen xuyên qua, nên nếu kích cỡ của viên đá này đủ lớn, có thể đọc được cả một từ trên tờ báo.

Nếu viên kim cương đã được bọc khung, hãy chắc chắn rằng không thể nhìn xuyên từ kim cương đến phần khung của nó, đây cũng là một trong những dấu hiệu xấu cho thấy có thể đang sở hữu một viên kim cương giả.

Sau khi đã thực hiện tất cả các "bài kiểm tra" tại nhà, đó chính là lúc nên mang viên đá "có thể là kim cương" đến gặp chuyên gia trong lĩnh vực này - các nhà ngọc học, để tìm ra kết luận cuối cùng xem có nên cất giữ nó cẩn thận trong hộp trang sức hay chỉ dùng làm đồ chơi cho trẻ con!

Khám phá quy trình chế tác kim cương

Kim cương phải trải qua một "quãng đường" khá dài và gian nan từ mỏ tới các quầy bán trang sức.

Việt Nam sắp có kim cương làm từ tro hỏa táng

(baodautu.vn) Algordanza, một công ty có trụ sở tại Thụy Sĩ hoạt động trong lĩnh vực khá đặc biệt là cung cấp kim cương nhân tạo được tổng hợp từ tro hỏa táng người quá cố đã chính thức có mặt tại Việt Nam từ tháng 3/2013.

Đồng hồ nạm kim cương giá 2,3 triệu USD

Trong buổi đấu giá tại Hong Kong (Trung Quốc) mới đây, siêu phẩm làm từ kim cương, hồng ngọc, ngọc bích và vàng của Patek Philippe là chiếc đồng hồ đắt đỏ nhất.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư