-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng -
Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
Giữ kinh phí công đoàn 2%, không “chốt” cứng tỷ lệ phân phối -
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng -
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5%
Trao đổi với báo chí về việc các hãng taxi truyền thống đang phản ứng với việc thí điểm Uber, Grab, đặc biệt là việc vừa qua, một số xe taxi của Vinasun vừa qua dán biểu ngữ "Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam", TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, cách ứng xử của các hãng taxi truyền thống hiện nay là sai về phương pháp.
Ông Thành lý giải, sự cạnh tranh này không phải là cạnh tranh giữa một hãng taxi mới với taxi cũ, mà là sự cạnh tranh của một "hệ hình" kinh doanh khác với một hệ hình cũ. Sự cạnh tranh này thì phần thắng hầu như chắc chắn thuộc về hệ hình mới. Điều này rất rõ trong lịch sử phát triển của loài người, như động cơ ô tô chiến thắng tàu hỏa hơi nước, thuyền chạy bằng động cơ chiến thắng thuyền buồm.
"Tôi nghĩ rằng, chúng ta hơi đâu đi dại dột ngăn cản những loại hình mới này, mà hãy làm sao tiếp cận nó, sống chung với nó", ông Thành bày tỏ.
Việc phản đối Uber và Grab của các hãng taxi truyền thống là sai phương pháp (Ảnh minh hoạ) |
Vị chuyên gia này phân tích, cách làm đúng là làm sao để các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng những phần mềm để cùng bước lên hệ hình mới và cùng cạnh tranh. "Nhiều người nghĩ họ (Uber, Grab...- PV) đi trước mình và vĩ đại như vậy, nhưng không hoàn toàn là vô vọng. Hiện có các nhóm startup trẻ chỉ làm xe chạy sân bay chẳng hạn, và sau đó khi đã có tiền thì mở rộng dần dần. Giống như Grab chỉ là một ứng dụng đến từ Malaysia nhưng đang cạnh tranh với Uber trong khu vực Đông Nam Á, hay đã có phần mềm đánh bật Uber tại thị trường Trung Quốc", ông Thành nói.
Ông Thành cũng nhận định, "Cách ứng xử của các hãng taxi truyền thống hiện nay là sai về phương pháp, bởi vì muốn kéo đội bạn về hệ hình của mình và cạnh tranh với mình. Anh buộc phải có sự thay đổi, có thể bằng vận động chính sách để bước vào sân chơi kia và có lợi thế về chính sách. Chính phủ chắc chắn không muốn doanh nghiệp đơn độc. Các hãng taxi có vốn, có kiến thức thị trường, họ chỉ thiếu công nghệ thôi".
Cùng quan điểm này, Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, tương lai sẽ có ô tô điện tự lái, góp phần làm giảm tổng số lượng xe ô tô chạy trên đường.
"Ô tô điện tự lái sẽ chạy suốt ngày đêm và không cần xăng mà sử dụng điện mặt trời. Trong tương lai không xa, vai trò của taxi sẽ mờ nhạt và bị thách thức. Thách thức từ Uber, Grab mới chỉ là bước đầu, còn sắp tới sẽ gay go hơn rất nhiều. Cho nên tôi nghĩ taxi thay đổi là tất yếu và phải làm sớm", TS. Lê Đăng Doanh nói.
Ngoài ra, trong Báo cáo kinh tế Việt Nam quý III của VEPR, các chuyên gia của viện này cũng khẳng định, đối với vấn đề sức ép gia tăng từ các hãng taxi truyền thống đối với nền tảng công nghệ mới như Uber, Grab hiện nay, chính quyền địa phương ứng xử ngăn cản đối với sự phát triển của các công nghệ mới, cho thấy họ có tầm nhìn chính sách hạn hẹp, mặt khác cho thấy khả năng bị chi phối bởi các nhóm lợi ích trong cấu trúc kinh tế cũ. Điều này phát đi những tín hiệu bất lợi cho sự du nhập công nghệ mới.
-
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Dự kiến chiều 27/11 trình Quốc hội việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận -
Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công thương -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng -
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5% -
Doanh nghiệp tư nhân cũng được hành nghề công chứng -
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang: Tăng cường ký hiệp định dẫn độ tội phạm
-
1 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
2 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025 -
3 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
4 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
5 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung