-
Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư -
An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công -
Hưng Yên thu hút các dự án FDI có hàm lượng công nghệ cao -
Đưa Cà Mau trở thành tỉnh khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long -
TP.HCM: Hơn 3.000 dự án đầu tư công không vướng thủ tục nhưng giải ngân ì ạch -
Nhà đầu tư chưa sẵn sàng rót vốn vào 5 dự án BOT tại TP.HCM
Quảng Ngãi được quy hoạch 2 tuyến cao tốc nối Quảng Nam và Kon Tum
Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng duyên hải miền Trung, nơi có các tuyến đường giao thông trọng yếu quốc gia đi qua gồm đường sắt Bắc - Nam, đường Quốc lộ 1, Quốc lộ 24; có hệ thống cảng biển trong Khu kinh tế Dung Quất, cận kề sân bay Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) nên có vị trí quan trọng về đầu mối giao lưu kinh tế.
Đường Hoàng Sa chạy dọc theo sông Trà Khúc. |
Tính đến năm 2021, tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là 9.268,91 km với tỷ lệ cứng hóa đạt 75%. Trong đó, 1 tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi dài 40km; 4 tuyến Quốc lộ và tuyến Trường Sơn Đông với tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh là 421.89 km; 12 tuyến đường tỉnh dài khoảng 434,2 km; 193 tuyến đường huyện dài khoảng 1.348,48 km và các tuyến còn lại dài khoảng 7.024,34km.
Theo Quyết định số 1456/QĐ-TTg, ngày 22/11/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, phương án phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh được đề cập nghiên cứu, đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khi được bổ sung vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia; trình cấp có thẩm quyền cho chủ trương thực hiện Dự án Cao tốc Quảng Ngãi - Quảng Nam (CT22) trong kỳ Quy hoạch 2021 - 2030.
Về các tuyến đường tỉnh, tỉnh Quảng Ngãi phấn đấu cải tạo, đầu tư nâng cấp, mở rộng 12 tuyến đường tỉnh hiện hữu và xây mới một số tuyến đường tỉnh khác đạt tối thiểu cấp III đồng bằng.
Cảng hàng không sẽ nghiên cứu phát triển cảng hàng không, sân bay tại vị trí có tiềm năng là huyện đảo Lý Sơn.
Ông Nguyễn Phong, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện nay hạ tầng giao thông của tỉnh đáp ứng việc vận chuyển hàng hóa, hành khách và nhu cầu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian tới, với tốc độ phát triển của tỉnh Quảng Ngãi sẽ cao hơn nữa, cùng với đó là khi Khu kinh tế Dung Quất phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics thì hạ tầng giao thông của tỉnh cần nâng cấp mở rộng.
Theo ông Phong, việc mở rộng 12 tuyến đường tỉnh là cần thiết và tỉnh Quảng Ngãi đang chuẩn bị nguồn lực để đầu tư. Trong 12 tuyến đường tỉnh, trong giai đoạn đến năm 2025 có 1 số tuyến đường cần nâng cấp mở rộng như tuyến nối TP. Quảng Ngãi – huyện Nghĩa Hành, TP. Quảng Ngãi – huyện Trà Bồng…
Sau năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi sẽ mở rộng Quốc lộ 24C (nối huyện Bắc Trà My, đi cửa khẩu Nam Giang, tỉnh Quảng Nam), Quốc lộ 24B (nối với tỉnh Kon Tum), Quốc lộ 24 (đi cửa khẩu Bờ Y, tỉnh Kon Tum).
Liên quan đến hai tuyến cao tốc được quy hoạch, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi cho hay, tuyến cao tốc Quảng Ngãi – Quảng Nam (CT22) với mục tiêu kết nối Dung Quất lên cửa khẩu Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Trong khi đó, tuyến cao tốc đề nghị đầu tư Quảng Ngãi – Kon Tum là tuyến đường gần nhất giúp kết nối các tỉnh Tây Nguyên về cảng Dung Quất. Đây cũng là con đường ngắn nhất, thuận tiện nhất để đi cửa khẩu Bờ Y sang các tỉnh dọc miền Trung của nước Lào.
Được biết, trong sự kiện công bố quy hoạch quy hoạch tỉnh vào ngày 22/12, tỉnh Quảng Ngãi sẽ khởi công Dự án Đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi. Dự án có tổng vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng; chiều dài 28,19 km đi qua địa bàn 2 huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh và TP. Quảng Ngãi.
Giao đầu mối nghiên cứu đầu tư nâng cấp "kênh đào Suez" của miền Tây vốn 2.276,68 tỷ đồng
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký quyết định giao nhiệm vụ cho Ban quản lý các Dự án Đường thủy tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình đầu tư nâng cấp tuyến kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền.
Dự án có mục tiêu nâng cao năng lực vận tải thủy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, rút ngắn quãng đường vận chuyển từ sông Tiền đến sông Hậu.
Một đoạn kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền qua An Giang. |
Kinh phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án được thanh toán theo nhiệm vụ, dự toán được duyệt và kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư hàng năm; thời gian thực hiện là năm 2023-2025.
Quyết định của Bộ GTVT nêu rõ,chủ đầu tư giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là Ban quản lý các dự án đường thủy. Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sẽ được lựa chọn theo quy định hiện hành.
Bộ GTVT yêu cầu Ban quản lý các dự án Đường thủy tận dụng tối đa các kết quả nghiên cứu đã có trong quá trình tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình đầu tư nâng cấp tuyến kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền.
Trước đó, Ban quản lý các dự án đường thủy từng đề nghị Bộ GTVT xem xét báo cáo Thủ tưởng Chính phủ sớm xem xét chấp thuận thực hiện đầu tư Dự án nâng cấp tuyến kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền kết nối giữa sông Tiền và sông Hậu.
Dự án này có mục tiêu nâng cấp kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền đạt chuẩn tắc luồng tàu kênh cấp III - đường thủy nội địa; xây dựng kè bảo vệ bờ để gia cố, chống sạt lở phù hợp với mục tiêu chống biến đổi khí hậu tại các khu vực dân cư, đồng thời góp phần chỉnh trang đô thị dọc tuyến kênh.
Bên cạnh đó, Dự án còn tiến hành nâng cấp hệ thống cầu trên tuyến để đảm bảo tĩnh không thông thuyền và tải trọng khai thác; xây dựng hoàn trả, nâng cấp hệ thống cầu, đường dân sinh; lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống báo hiệu đường thủy để khai thác đồng bộ, đảm bảo an toàn trên tuyến.
Tổng mức đầu tư Dự án dự kiến là 2.276,68 tỷ đồng, trong đó 2 khoản chi phí lớn nhất là chi phí xây dựng 1.268,66 tỷ đồng và chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư 498,58 tỷ đồng. Công trình dự kiến được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trung ương (nguồn vốn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022, nguồn dự phòng, nguồn tiết kiệm và các nguồn khác).
Tuyến kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền có vị trí chiến lược, với cự ly kết nối ngắn nhất giữa sông Tiền với sông Hậu (chiều dài khoảng 20,8km).
Nếu được đầu tư nâng cấp, tuyến kênh sẽ rút ngắn được khoảng cách lưu thông giữa sông Tiền và sông Hậu là 37km và 45km từ TP.HCM đi các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang - Cà Mau) và ngược lại. Việc thực hiện đầu tư Dự án còn sẽ giảm bớt lưu lượng phương tiện vận tải đường thủy hiện đang quá tải qua kênh Lấp Vò - Sa Đéc.
Đây là tuyến kênh hiện đang đảm nhận vai trò vận tải đường thủy nội địa chủ yếu giữa khu vực cảng Sa Đéc - cảng Cần Thơ - đi TP.HCM với lưu lượng hàng hóa thông qua năm 2019 khoảng 27,41 triệu tấn và 159.007 lượt phương tiện.
Quy hoạch tỉnh Phú Thọ: Cần 800.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2021 - 2030
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 5/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Một góc Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Ảnh: phutho.gov.vn) |
Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích tự nhiên 3.534,6 km2 gồm 13 đơn vị hành chính: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện (Lâm Thao, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh Thủy, Tam Nông).
Phát triển thành phố Việt Trì trở thành thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam
Theo quy hoạch, mục tiêu phát triển đến năm 2030 là khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát huy bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng; phấn đấu đến năm 2030 Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ. Hình thành chuỗi liên kết khu vực động lực của vùng tại vành đai Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ và từng bước hình thành các trung tâm phát triển về du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo, thương mại và logistics của tiểu vùng Tây Bắc. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vùng Đất Tổ với hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phát triển thành phố Việt Trì trở thành thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Cụ thể, về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt từ 10,5%/năm trở lên. GRDP bình quân theo đầu người năm 2030 đạt 6.000 - 6.200 USD. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thời kỳ 2021-2030 đạt từ 800 nghìn tỷ đồng trở lên, trong đó tỷ trọng vốn FDI chiếm 19 - 20%.
Về xã hội: Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 100%. Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt 17 bác sĩ; số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 57 giường bệnh (không bao gồm giường bệnh trạm y tế). Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 85% và nông thôn mới nâng cao đạt 40%.
Về môi trường: Đến năm 2030, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt thu gom được xử lý khu vực đô thị đạt khoảng 90% - 100%, khu vực nông thôn khoảng 80% - 95%; 100% chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường...
Tầm nhìn phát triển đến năm 2050, Phú Thọ là tỉnh phát triển ở khu vực phía Bắc, nằm trong nhóm các tỉnh phát triển của cả nước. Là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ và du lịch hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc; là nơi đáng sống, đáng đến, an toàn và thịnh vượng.
Các nhiệm vụ và đột phá chiến lược
Quyết định nêu rõ, Phú Thọ thực hiện các nhiệm vụ và đột phá chiến lược, bao gồm: Một trung tâm - Hai hành lang kinh tế - Ba đột phá phát triển - Bốn nhiệm vụ trọng tâm.
Một trung tâm: Xây dựng và phát triển đô thị Việt Trì trở thành thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là đô thị trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc, đạt tiêu chuẩn đô thị loại I.
Hai hành lang kinh tế: (i) Hành lang kinh tế dọc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai; (ii) Hành lang kinh tế dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây; trọng tâm là hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng, khu du lịch, dịch vụ có quy mô lớn, tạo đột phá đối với sự phát triển của tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ba đột phá phát triển: (i) Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trọng tâm là đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng then chốt: Giao thông liên vùng, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị và du lịch; (ii) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật; (iii) Cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản trị địa phương; tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trên 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bốn nhiệm vụ trọng tâm: (i) Phát huy lợi thế so sánh để phát triển nhanh công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch; đổi mới mô hình, tổ chức sản xuất trong nông, lâm nghiệp theo hướng hiện đại; (ii) Thu hút có hiệu quả nguồn vốn ngoài tỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác, thu hút và quản lý đầu tư; (iii) Bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa vùng Đất Tổ; (iv) Xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc ở các lĩnh vực: Du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo, thương mại, logistics.
Đến năm 2030, toàn tỉnh có 22 đô thị
Về phương án quy hoạch hệ thống đô thị, Quyết định nêu rõ, đến năm 2030, toàn tỉnh có 22 đô thị gồm:
01 đô thị loại I: Thành phố Việt Trì;
01 đô thị loại II: Nâng cấp từ thị xã Phú Thọ lên thành phố trực thuộc tỉnh;
09 đô thị loại IV: Hùng Sơn, Lâm Thao, Thanh Thủy, Hưng Hóa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Yên Lập, Tân Phú, Hạ Hòa; 03 đô thị loại IV mở rộng: Phong Châu, Thanh Ba, Thanh Sơn;
08 đô thị loại V thành lập mới (Vạn Xuân, Phú Lộc, Tây Cốc, Hiền Lương, Minh Tân, Thu Cúc, Hương Cần, Hoàng Xá).
Phát triển 12 khu công nghiệp
Phương án phát triển khu công nghiệp: Đến năm 2030, tỉnh Phú Thọ phát triển 12 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 5.095 ha, bao gồm:
Tập trung đầu tư 07 khu công nghiệp: Thụy Vân, Trung Hà, Phú Hà, Cẩm Khê, Tam Nông, Hạ Hòa, Phù Ninh.
Hình thành 05 khu công nghiệp mới: Thanh Ba, Bắc Sơn, Đồng Lương, Đoan Hùng, Võ Miếu.
Phương án phát triển khu du lịch: Đến năm 2030 có 02 khu du lịch quốc gia gồm: Khu du lịch quốc gia Đền Hùng và khu du lịch quốc gia Xuân Sơn (gắn với Vườn quốc gia Xuân Sơn).
Đến năm 2030 có từ 3 đến 5 khu du lịch cấp tỉnh tại thành phố Việt Trì, các huyện: Thanh Thủy, Hạ Hòa, Tam Nông, Tân Sơn…
Dự kiến huy động vốn đầu tư phát triển khoảng 800.000 tỷ đồng
Quyết định cũng nêu rõ về giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch. Theo đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10,5%/năm thời kỳ 2021 - 2030, dự kiến huy động vốn đầu tư phát triển khoảng 800.000 tỷ đồng, trong đó: (i) Vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước khoảng 140 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 17,5%; (ii) Vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước cần huy động ở mức cao, dự kiến khoảng 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 62,5%; (iii) Thu hút vốn FDI khoảng 160 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,5 tỷ USD, chiếm khoảng 20%.
Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Tăng cường thu hút số lao động trẻ có trình độ chuyên môn, tay nghề, trên cơ sở gắn kết hoạt động, liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp của tỉnh với các trường đại học, cao đẳng trọng điểm ở trong và ngoài nước; liên kết đào tạo với doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu…
Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phê duyệt tại Quyết định này là căn cứ để triển khai lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ có trách nhiệm: Hoàn thiện hồ sơ quy hoạch để thống nhất với Quyết định phê duyệt quy hoạch; cập nhật cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch theo quy định tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ.
Đồng thời tổ chức công bố, công khai Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
TP.HCM mời gọi đầu tư 41 dự án giáo dục, y tế, thể thao
Sáng 6/12, tại Kỳ họp thứ 13 HĐND TP.HCM khóa X, UBND Thành phố trình danh mục 41 Dự án kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực y tế, giáo dục-đào tạo, thể thao và văn hóa.
Theo danh mục đề xuất của UBND TP.HCM có tổng cộng 41 dự án được mời gọi đầu tư theo phương thức đối tác công -tư. Trong đó có 12 dự án trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo; 6 dự án y tế và 23 dự án thể thao và văn hóa.
Nhiều dự án nằm trong Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc, TP. Thủ Đức được TP.HCM đề xuất mời gọi đầu tư theo hình thức PPP |
Đáng chú ý là trong danh mục kêu gọi đầu tư có rất nhiều dự án trong lĩnh vực y tế và thể thao có tổng mức đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất là xây dựng mới sân vận động với sức chứa 50.000 chỗ ngồi có mái che và đường chạy điền kinh với tổng mức đầu tư là 7.000 tỷ đồng.
Tiếp theo là dự án xây dựng mới nhà đua xe đạp lòng chảo tích hợp đường đua xe mô tôkết hợp sân bóng đá ngoài trời, tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng.
Một số dự án khác có tổng mức đầu tư khá lớn như: xây dựng mới học viện bóng đá và cụm 6 sân tập bóng đá ngoài trời, số vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng; xây dựng mới nhà thi đấu quần vượt và cụm sân quần vợt ngoài trời tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng; xây dựng mới cụm hồ bơi thi đấu và tập luyện tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng.
Đối với lĩnh vực y tế, trong tổng số 6 dự án thì có 5 dự án tổng mức đầu tư đều vượt 1.000 tỷ đồng như Khu khám điều trị dịch vụ (khu 2) Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng; xây dựng Bệnh viện đột quỵ TP.HCM tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng…
UBND TP.HCM cho biết, 41 dự án được đề xuất mời gọi đầu tư là những dự án đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như có tính khả thi, sự phù hợp với quy định pháp luật về PPP, có chọn lọc, không trùng lặp với dự án PPP đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án.
Mặc dù là đầu tư theo theo hình thức đối tác công - tư nhưng 41 dự án được đề xuất không có vốn nhà nước tham gia vào các dự án này.
UBND TP.HCM cho rằng, việc thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài Nhà nước sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách Thành phố nhất là trong điều kiện nguồn ngân sách Thành phố còn hạn chế để thực hiện các dự án đầu tư công vì giai đoạn 2021-2025 đầu tư công trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo chỉ chiếm 7,17 %; y tế 8,61%; thể thao văn hóa 2,28%.
TP.HCM cần hơn 4.500 tỷ đồng khép kín đường Vành đai 2
Tại Kỳ họp thứ 13 HĐND TPHCM khóa X, diễn ra vào sáng nay (6/12), UBND Thành phố đã có tờ trình về quyết định chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng Vành đai 2 Thành phố, đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng với tổng mức đầu tư 4.543 tỷ đồng.
Theo Quy hoạch, đường Vành đai 2 có tổng chiều dài 64,1 km. Thành phố đã đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác các đoạn tuyến có chiều dài 50,2 km. Hiện nay, còn 2 đoạn tuyến với chiều dài 7,746 km chưa được đầu tư xây dựng để khép kín.
Do đó, UBND Thành phố nhìn nhận đây là dự án rất cần thiết và sớm thực hiện ngay để Thành phố có thể khép kín toàn bộ đường Vành đai 2 theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố theo Quyết định năm 2013 của Thủ tướng.
Dự án này được chia làm 2 dự án thành phần. Trong đó, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố sẽ làm chủ đầu tư việc xây dựng với tổng vốn gần 2.600 tỷ đồng; Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng Thành phố sẽ làm chủ đầu tư của dự án thành phần bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư với tổng vốn gần 2.000 tỷ đồng.
Thành phố sẽ giải phóng mặt bằng một lần theo lộ giới quy hoạch 67 m và nút giao Phạm Văn Đồng - Vành đai 2. Tuyến đường sẽ có đường song hành 2 bên, đáp ứng 3 làn xe, rộng 16,5 m, khoảng trống ở giữa là 34 m.
Tuyến đường này cũng có vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng, hệ thống thoát nước, phòng cháy chữa cháy. Thành phố cũng xây dựng cầu Rạch Ngang trên tuyến Vành đai 2, xây dựng nút giao Phạm Văn Đồng - Vành đai 2 với dạng nút giao khác mức 3 tầng.
Về tiến độ triển khai dự án, trong quý IV/2023, các đơn vị sẽ lập, trình thông qua chủ trương đầu tư dự án. Từ quý I đến quý II/2024, các chủ đầu tư sẽ khảo sát, lập, thẩm định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần.
Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, khảo sát, lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, lựa chọn nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát được thực hiện từ quý II/2024 đến quý II/2025.
Dự án dự kiến được khởi công, hoàn thành đưa vào khai thác từ quý III/2025 đến quý II/2027.
Bình Định ước thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 trên 9.107 tỷ đồng
Tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, ông Lê Hoàng Nghi, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cho biết, địa phương luôn nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu về giải ngân vốn đầu tư công trong cả nước.
Theo đó, tổng kế hoạch vốn được phân bổ thực hiện trong năm 2023 là hơn 9.634 tỷ đồng; bao gồm vốn kéo dài từ năm 2022 sang năm 2023 là hơn 677 tỷ đồng, vốn năm 2023 là hơn 8.995 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách địa phương là hơn 6.828 tỷ đồng, ngân sách Trung ương là hơn 2.805 tỷ đồng.
Dự án sửa chữa, nâng cấp tuyến đường nối Khu kinh tế Nhơn Hội với xã Nhơn Hải. Ảnh chụp tháng 8/2023. |
Đến ngày 25/11/2023, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn của tỉnh là hơn 7.192 tỷ đồng, so với kế hoạch Thủ tướng giao đạt 94,25%, HĐND giao là 74,65% kế hoạch. Trong đó, vốn ngân sách địa phương là 4.862 tỷ đồng (đạt 71,21%), ngân sách Trung ương là hơn 2.329 tỷ đồng.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định thông tin, trên cơ sở rà soát tình hình thực hiện của từng chủ đầu tư, từng dự án và khả năng thực hiện nguồn thu tiền sử dụng đất năm 2023, ước thực hiện giải ngân tổng kế hoạch vốn năm 2023 toàn tỉnh là trên 9.107 tỷ đồng, đạt 119,3% kế hoạch vốn đã được Thủ tướng giao và đạt 94,5% kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao. Trong đó, vốn ngân sách địa phương là 6.377 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương là 2.729 tỷ đồng.
Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, ông Nghi cho hay, giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn tình trạng chủ đầu tư chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề giải phóng mặt bằng, công tác lựa chọn tư vấn giám sát, quy hoạch, chỉ đạo thực hiện dự án đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.
Theo ông Nghi, nguyên nhân là nguồn thu tiền sử dụng đất trong thời gian qua chưa đạt yêu cầu đặt ra (mục tiêu là 3.050 tỷ đồng, hiện đạt được 2.600 tỷ đồng), mặc dù UBND tỉnh đã ứng nguồn ngân sách tỉnh chi trả các dự án mang tính cấp bách nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ theo tiến độ các dự án đươc phân bổ theo kế hoạch từ nguồn vốn này.
Phần lớn các dự án trọng điểm của tỉnh Bình Định được đẩy nhanh tiến độ thi công trong năm 2023 là các dự án giao thông trọng điểm nhưng thời gian xin cấp phép khai thác mỏ đất mất nhiều thời gian, số lượng mỏ đất đá hạn chế đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án.
Về nguyên nhân chủ quan, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định chỉ ra một số dự án về công tác bồi thường, giải phóng tái định cư chậm; công tác thẩm định, phê duyệt, cấp giấy chứng nhận bảo vệ môi trường đối với dự án thuộc lĩnh vực y tế kéo dài trong trong khi đây là thủ tục phải hoàn thành để Sở Xây dựng thẩm định; năng lực đơn vị tư vấn hạn chế nên khi trình cơ quan thẩm định thẩm duyệt kéo dài, phải bổ sung nhất là trình thẩm định về phòng cháy chữa cháy.
Cùng với đó, một số chủ đầu tư chậm lập thủ tục quyết toán dẫn đến không giải ngân, chậm giải ngân, hoặc giải ngân thấp.
Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công theo phân bổ từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến là 7.365 tỷ đồng, của tỉnh dự kiến thực hiện phân bổ là 8.622 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương là 7.345 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong cơ cấu nguồn vốn ngân sách địa phương, vốn cấp huyện, sử dụng đất là 6.080 tỷ đồng.
Năm 2024, TP.HCM dự kiến được giao hơn 79.000 tỷ đồng vốn đầu tư công
Ngày 6/12, tại Kỳ họp thứ 13 HĐND TP.HCM khóa X, UBND Thành phố trình HĐND tờ trình về kế hoạch đầu tư công năm 2024.
Theo tờ trình, năm 2024 vốn đầu tư công của Thành phố dự kiến là 79.263 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho Thành phố dự kiến là 3.686 tỷ đồng (2.545,89 tỷ đồng vốn trong nước và 1.140 tỷ đồng vốn nước ngoài).
Tuyến metro số 1 sẽ được rót vốn để vận hành vào tháng 7/2024 - Ảnh: Lê Toàn |
Với số vốn được Trung ương phân bổ, UBND TP.HCM kiến nghị bố trí cho các Dự án giao thông trọng điểm như: Dự án nút giao An Phú 500 tỷ đồng; Dự án thành phần 1 đường Vành đai 3 số vốn 500 tỷ đồng; Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước lên 1.500 tỷ đồng…
Đối với vốn ngân sách địa phương năm 2024 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo dự kiến là 75.577 tỷ đồng. Số vốn này UBND TP.HCM đề xuất phân bổ cho các chương trình, dự án đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 74.282 tỷ đồng.
Vì vậy, UBND TP.HCM kiến nghị HĐND Thành phố quyết định kế hoạch đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Thành phố. Sau khi HĐND TP.HCM ban hành nghị quyết kế hoạch đầu tư công năm 2024, UBND TP.HCM sẽ ban hành quyết định giao kế hoạch vốn cho từng dự án.
Như vậy, số vốn đầu tư công năm 2024 của TP.HCM tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với năm 2023.
Bình Định có 72 mỏ khai thác khoáng sản đã cung cấp bảng kê khai giá
Liên quan đến hoạt quản lý vật liệu xây dựng thông thường, tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026, ông Trần Viết Bảo, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, tỉnh đã cấp phép cho 76 mỏ và đơn vị hoạt động. Theo đề nghị của Sở tài chính về quản lý giá vật liệu công bố, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 24, ngày 6/5/2022 giao Sở Tài chính và Sở Xây dựng thực hiện chức năng quản lý về giá.
Trong quyết định này, tỉnh Bình Định đưa 2 loại vật liệu xây dựng gồm đá xoay nghiền để sản xuất bê tông và cát xây dựng vào danh mục quản lý giá đối với vật liệu xây dựng.
Theo ông Bảo, trước đây, khi chưa đưa 2 loại vật liệu này vào danh mục quản lý giá; nhà thầu sử dụng nhưng cơ quan chức năng không biết nguồn gốc ở đâu và không nằm trong hồ sơ quyết toán nên không quản lý được, hóa đơn không kiểm soát được.
Thực hiện quyết định trên, Sở Xây dựng, Sở Tài chính đã có thông báo đến các cơ sở sản xuất vật liệu. Giám đốc Sở Xây dựng thông tin, hiện nay, tỉnh Bình Định có 72 cơ sở đã được cấp phép khai thác và chế biến (gồm 26 mỏ khai thác đá, 46 mỏ khai thác cát) và hàng tháng tất cả mỏ này đã cung cấp bảng kê khai giá để liên Sở công bố.
Sau khi có quyết định, giá vật liệu xây dựng được kiểm soát trong quá trình nghiệm thu, thanh quyết toán khối lượng hoàn thành của các nhà thầu. Sau này, đối với các Dự ánhoàn thành, Sở Tài chính cũng sẽ rà soát lại hóa đơn chứng từ sau khi quyết toán.
Theo ông Bảo, việc kiểm soát chặt chẽ trong kê khai giá, giá bán; việc kiểm soát giá yêu cầu có hóa đơn nên doanh nghiệp không thể khai khống, xuất xứ được kiểm soát. “Đến nay về cơ bản giá vật liệu đã kiểm soát tốt”, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định khẳng định.
Về đá xoay nghiền, Sở Xây dựng cũng công bố 2 loại giá với 2 chất lượng khác nhau đối với giá đá dùng cho bê tông thông thường và giá đá dùng cho cấp phối bê tông nhựa.
Đề cập việc giá bán ra các khối đất, cát tăng thời gian qua, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng yêu cầu Sở Tài chính, Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh về quản lý giá này, dứt khoát không để xảy ra việc “sốt giá" vật liệu; làm tốt công tác quản lý Nhà nước , kịp thời chấn chỉnh.
Liên quan tới một số mỏ khai thác, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định đề cập, tới đây sẽ giao cho Công an, Thanh tra tỉnh làm rõ một sổ mỏ khai thác, đấu giá từ năm 2018-2019 khai thác tới bây giờ vẫn chưa hết sản lượng.
“Các cơ quan Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý, không để thất thoát tài nguyên và Hội đồng sẽ giám sát việc này”, ông Dũng nói.
Với số vốn đầu tư công được giao rất lớn vào năm 2024, việc làm sao để giải ngân hết số vốn này là một thách thức rất lớn đối với TP.HCM vì năm 2023 dù được giao số vốn thấp hơn nhưng Thành phố vẫn không thể giải ngân đạt 95% như kế hoạch đề ra.
Petrovietnam chuẩn bị xây dựng Báo cáo tiền khả thi Tổ hợp lọc hoá dầu số 3
Tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cho hay, hiện Tập đoàn đã hoàn thành việc tách dự toán gói thầu lập Báo cáo tiền khả thi (Pre-FS) Tổ hợp Lọc hóa dầu và Kho dự trữ quốc gia dầu thô, sản phẩm xăng dầu Long Sơn thành 2 dự toán gói thầu: Dự toán gói thầu lập Pre-FS Dự án Lọc hóa dầu; Dự toán gói thầu lập Pre-FS dự án Kho dự trữ quốc gia dầu thô, sản phẩm xăng dầu.
Về tổ chức triển khai, Petrovietnam giao các đơn vị Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas), Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC), Tổng công ty Phan bón và Hoá chất dầu khí (PVFCCo) và Tổng công ty Hoá chất và Dịch vụ dầu khí (PVChem) nghiên cứu cơ hội đầu tư các dự án tại khu đất Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn, báo cáo Tập đoàn. Bên cạnh đó Tập đoàn và các đơn vị liên quan sẽ tổ chức làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để tỉnh thống nhất giới thiệu địa điểm đầu tư các dự án.
Trên cơ sở báo cáo cơ hội đầu tư của các đơn vị và quy hoạch, Tổng Giám đốc Tập đoàn sẽ báo cáo Hội đồng thành viên Petrovietnam thông qua chủ trương để các đơn vị liên quan lập Pre-FS/FS các dự án và trình các cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư.
Về việc đánh giá và lựa chọn phương án bố trí mặt bằng các phân khu tại Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn, Ban Công nghiệp Khí và Lọc hóa dầu của Petrovietnam cũng kiến nghị chấp thuận lựa chọn phương án 3 là phương án để Tập đoàn báo cáo các cấp có thẩm quyền triển khai các bước tiếp theo.
Theo đó, phương án 3 sẽ bố trí đầy đủ diện tích đất cho các dự án/chuỗi dự án đều tiếp giáp các khu vực cảng biển, thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên nhiên liệu, vật liệu, hàng hóa, thiết bị khi đầu tư xây dựng và vận hành các dự án/chuỗi dự án.
Theo ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Petrovietnam, Petrovietnam không thể đứng ngoài xu thế chuyển dịch năng lượng với định hướng của Đảng, Chính phủ về hình thành các trung tâm công nghiệp năng lượng, phát triển năng lượng mới (LNG, amoniac, hydro và điện gió ngoài khơi) và công nghiệp năng lượng (cơ khí chế tạo, truyền dẫn, lưu trữ...).
Vì vậy các đơn vị thành viên cần rà soát lại chiến lược triển khai dự án, xây dựng báo cáo chi tiết, các mốc tiến độ công việc cần triển khai cụ thể để tiến hành trong thời gian tới.
Chốt phương án đầu tư BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trị giá 11.179 tỷ đồng
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có công văn số 1763/UBND – KT gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, Bộ Giao thông vận tải về phương án đầu tư Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT.
Theo đó, địa phương này khẳng định không tách đoạn tuyến nối từ cửa khẩu Hữu Nghị đi cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam thành dự án độc lập; cam kết giữ nguyên danh mục dự án đã báo cáo Quốc hội đủ điều kiện áp dụng cơ chế đặc thù đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022.
Ảnh minh hoạ. |
Vào tháng 8/2023, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có công văn số 1054/UBND- KT gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị điều chỉnh phương án đầu tư và hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương đối với Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng được đầu tư theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT. Do thời gian thu phí dài, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của nhà đầu tư và khó khăn trong việc bố trí ngân sách địa phương nên UBND tỉnh Lạng Sơn đề xuất tách đoạn tuyến từ Hữu Nghị đi Tân Thanh - Cốc Nam dài 17 km thành 1 dự án độc lập sử dụng vốn đầu tư công; đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng dài 43 km tiếp tục thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT.
Tuy nhiên, trên cơ sở ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành công văn số 1458/UBND-KT ngày 19/10/2023 về việc cam kết danh mục dự án thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
Cụ thể, UBND tỉnh Lạng sơn đã cam kết hoàn thành thủ tục đầu tư, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án với nội dung quy mô dự án theo chủ trương đầu tư đã được HĐND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt tại Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 30/12/2022; giữ nguyên danh mục dự án đã báo cáo Quốc hội đủ điều kiện được áp dụng các cơ chế đặc thù đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022.
Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, ngày 4/12/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã ký Quyết định số 2014/QĐ – UBND về việc phê duyệt dự án Tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT.
Dự án có tổng chiều dài khoảng 59,87 km, bao gồm tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, chiều dài khoảng 43,43km; tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam, chiều dài khoảng 16,44km.
Đoạn tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam cũng gồm 2 đoạn: Đoạn tuyến số 1 có điểm đầu Km0+000 giao với tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (lý trình khoảng Km7+700), điểm cuối Km14+353 tại nút giao giữa Quốc lộ 4A và đường vào cửa khẩu Tân Thanh, chiều dài khoảng 14,56km; Đoạn tuyến số 2 có điểm đầu Km0+000 (tại nút giao IC.07 Km7+500 giữa tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam với đường đi vào khu cửa khẩu Cốc Nam), điểm cuối Km1+875 tại nút giao giữa Quốc lộ 4A và đường đi vào khu cửa khẩu Cốc Nam; chiều dài khoảng 1,88km.
Đối với tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng trong giai đoạn hoàn chỉnh sẽ có quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m; giai đoạn phân kỳ, đầu tư với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m; tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam trong giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 22m; giai đoạn phân kỳ, đầu tư với quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường 14,5m.
Tổng mức đầu tư Dự án là 11.179 tỷ đồng, trong đó vốn do nhà đầu tư có trách nhiệm huy động là 6.179 tỷ đồng (chiếm 55,27% tổng mức đầu tư); vốn nhà nước trong dự án PPP khoảng 5.000 tỷ đồng (chiếm 44,73% tổng mức đầu tư).
Nhà đầu tư sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư dự án, được hoàn vốn bằng thu phí kín trên toàn tuyến cao tốc; giá vé với hình thức thu phí kín, năm cơ sở 2026 mức giá vé 5 nhóm phương tiện lần lượt là: 2.100 - 3.000 - 3.700 - 6.000 - 8.100 (đồng/km), định kỳ 3 năm điều chỉnh tăng 15%/lần; thời gian thu phí, hoàn vốn khoảng 29 năm 6 tháng.
Lâm Đồng điều chỉnh Dự án thủy điện Đồng Nai 1
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của Dự án Thủy điện Đồng Nai 1. Theo đó, tiến độ thực hiện dự án đến ngày 30/10/2024. Cụ thể, đến ngày 30/10/2024, thực hiện thủ tục thuê đất bổ sung đối với diện tích đất còn lại (đợt 3), chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định nhằm ổn định phát điện thương mại cung cấp cho thị trường.
Công ty cổ phần năng lượng Di Linh có trách nhiệm chủ động liên hệ với UBND huyện Di Linh xử lý các tồn tại liên quan đến các hộ dân để giải quyết dứt điểm việc thỏa thuận đền bù, tránh trường hợp khiếu nại, khiếu kiện về sau; khẩn trương liên hệ với các sở, ngành liên quan để thực hiện thủ tục thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định; đồng thời hoàn thiện đầy đủ các thủ tục khác liên quan theo quy định.
UBND tỉnh cũng yêu cầu Công ty cổ phần năng lượng Di Linh triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ đầu tư đã đăng ký; thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành (về đầu tư, đất đai, môi trường…) và các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước trong quá trình triển khai, thực hiện và vận hành hoạt động dự án theo quy định.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thuế tỉnh, UBND huyện Di Linh, Lâm Hà và Đức Trọng căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Công ty cổ phần năng lượng Di Linh thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật và đầu tư dự án theo đúng tiến độ đã đăng ký.
Quảng Ngãi trình HĐND tỉnh xem xét cho điều chỉnh 3 dự án, tổng vốn 6.700 tỷ đồng
Tại Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 6 - 8/12/2023), Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân cho biết, kỳ họp này, các đại biểu sẽ xem xét và quyết định đề nghị cho điều chỉnh chủ trương 3 Dự ánđầu tư lớn của tỉnh.
Quang cảnh Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. |
Cụ thể đó là dự án thu gom và xử lý nước thải TP.Quảng Ngãi, được điều chỉnh chủ đầu tư từ Ban Quản lý dự án các công trình giao thông, sang Ban quản lý dự án các công trình dân dụng.
Điều chỉnh tăng cơ cấu phần vốn của Trung ương từ 500 tỷ đồng, tăng lên 1.300 tỷ đồng, đối với dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi và điều chỉnh vốn đầu tư của công trình cầu Trà Khúc 1 mới, từ 1.500 tỷ đồng, lên gần 2.200 tỷ đồng.
Được biết, dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi khoảng 28,19 km, đi qua địa bàn 2 huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh và TP.Quảng Ngãi. Dự án có tổng vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án các công trình giao thông được giao làm chủ đầu tư; thời gian thực hiện từ năm 2022-2027.
UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, năm 2023, dù gặp nhiều khó khăn nhưng địa phương vẫn thu ngân sách đạt hơn 28.600 tỷ đồng, tăng 22,2% so dự toán Trung ương giao và tăng 19,4% dự toán HĐND tỉnh giao. Đặc biệt, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, GRDP bình quân đầu người ước đạt 4.193 USD/người/năm.
Công tác giải ngân vốn đầu tư công được thực hiện quyết liệt. Ước đến ngày 30/11/2023, đã giải ngân được 4.089 tỷ đồng, bằng 60,2% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 58,9% kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao.
Dự kiến đến ngày 31/1/2024 (hết niên độ ngân sách), tỉnh giải ngân hơn 6.480 tỷ đồng (chưa bao gồm số giải ngân của các nguồn vốn ngoài kế hoạch đầu tư công), đạt 95,4% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 93,7% kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao.
Khánh Hòa đề xuất đầu tư dự án đường ven biển hơn 2.031 tỷ đồng
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có Tờ trình gửi HĐND tỉnh xem xét chủ trương đầu tư Dự ánĐường ven biển từ xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh đến thị xã Ninh Hòa.
Đây là dự án nhóm A, do Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong làm chủ đầu tư. Dự án đường ven biển từ xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh đến thị xã Ninh Hòa có chiều dài 20,258 km; điểm đầu kết nối với phía Bắc cầu Hiền Lương 2, thuộc địa phận xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh và điểm cuối tại Km9+050 Quốc lộ 26B, thuộc địa phận phường Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa.
Tổng mức đầu tư hơn 2.031 tỷ đồng. Thời gian thực hiện năm 2024 - 2027. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Mục tiêu đầu tư là thực hiện Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/1/2010 nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và cùng ven biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung; tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, xử lý các tình huống ứng phó với thiên tai và tăng cuowgf củng cố quoocss phòng, an ninh khu vực, đặc biệt là vùng biển và ven biển.
Việc đầu tư tuyến đường này còn nhằm thực hiện theo Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, hình thành đường đường giao thống chính liên kết các phân khu chức năng đã được định hình trong đồ án quy hoạch; đáp ứng nhu cầu vận tải đối với khu vực cảng Hòn Khói; góp phần chia sẻ, giảm tải, giảm ách tắc giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A khi cần thiết.
Đồng thời, tuyến đường ven biển sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng được kỳ vọng sẽ thu hút, thúc đẩy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, phát triển Khu kinh tế Vân Phong trở thành động lực phát triển của tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ, góp phần đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương…
Trước đó, ngày 27/3/2023, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong tổ chức Lễ khánh thành, thông xe và đưa vào khai thác Dự án đường giao thông Quốc lộ 1 đi Đầm Môn (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). Dự án này có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, chiều dài khoảng 14,3km, nền đường rộng 34m (mặt đường rộng 24m, dải phân cách giữa rộng 3m, lề đất rộng 7m) với 6 làn xe (mỗi bên 3 làn xe).
Nút giao đường giao thông Quốc lộ 1 đi Đầm Môn với đường vào khu hành chính của xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh. Điểm cuối dự án nằm trên địa bàn xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh.
Dự án nhằm kết nối giao thông từ Quốc lộ 1 đến trung tâm bán đảo Hòn Gốm tạo sự thuận lợi về hạ tầng giao thông trong khu vực, kết nối đảo Hòn Lớn với các đảo khác, từng bước hoàn thành về hạ tầng khu vực phía Bắc Khu kinh tế Vân Phong, nâng cao sức hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy sự phát triển của Khu kinh tế Vân Phong. Tuyến đường này được bảo hành 3 năm.
Hé lộ thông tin mới về Dự án Sân bay Đất Đỏ trị giá 3.305 tỷ đồng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công văn gửi các bộ: Quốc phòng; Công an; tài chính; GTVT; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Văn hoá, thể thao và Du lịch; UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để lấy ý kiến thẩm định về Dự án đầu tư xây dựng Sân bay Đất Đỏ.
Đây là dự án do Công ty TNHH dự án Hồ Tràm đề xuất, dự kiến triển khai trên địa phận xã Lộc An và xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sân bay nằm cách trung tâm huyện Đất Đỏ về phía Đông khoảng 8,5 km. Theo đường bộ (Quốc lộ 55) từ vị trí dự kiến xây dựng sân bay đến thị trấn Đất Đỏ khoảng 11 km, đến trung tâm hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 22 km, cách Khu du lịch phức hợp The Grand Hồ Tràm Strip khoảng 13 km.
Sân bay Đất Đỏ được xác định có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là sân bay chuyên dùng, phục vụ khai thác hàng không chung và vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi (không phải vận chuyển công cộng). Do nằm gần cụm sân bay Long Thành - Tân Sơn Nhất, nên sân bay Đất Đỏ được dự phòng cho tiếp nhận máy bay hàng không dân dụng khi có tình huống khẩn cấp.
Theo đề xuất của Công ty TNHH Hồ Tràm, sân bay Đất Đỏ được đầu tư đảm bảo khai thác tàu bay A320, A321 và tương đương cùng với các công trình hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ; cấp hạng sân bay là 4C (theo ICAO) và sân bay quân sự cấp II; cấp hạng dẫn đường: CAT I (theo ICAO).
Đối với các công trình khu bay, Dự án sẽ xây dựng xây dựng 1 đường cất hạ cánh có chiều dài 2.400x45m, 1 đường lăn nối từ đường cất hạ cánh vào sân đỗ máy bay đồng bộ; sân đỗ tàu bay hàng không chung đảm bảo tối thiểu 4 vị trí đỗ tàu bay cánh bằng. Có dự trữ đất để mở rộng sân đỗ khi có nhu cầu.
Trong số các công trình quản lý, điều hành bay, đáng chú ý nhất là việc Dự án sẽ xây dựng 1 đài kiểm soát không lưu tại phía Đông nhà ga hành khách hàng không chung. Đài được bố trí xây dựng trên khu đất có kích thước 60x100m. Đài được bố trí các trang thiết bị đồng bộ, chiều cao tối đa của đài là 45m.
Đối với các công trình khu mặt đất, Dự án dự kiến xây dựng nhà ga hành khách phục vụ hàng không chung 1 cao trình, công suất 300 hành khách/giờ cao điểm, có dự trữ mở rộng khi có nhu cầu; xây dựng các công trình phụ trợ hậu cần, kỹ thuật đồng bộ đảm bảo hoạt động của sân bay: Trạm xe kỹ thuật ngoại trường; trạm khẩn nguy, cứu hỏa; hệ thống cấp điện; hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải; xây dựng hệ thống giao thông nội bộ, giao thông kết nối với hệ thống giao thông của địa phương.
Tổng diện tích sử dụng đất của sân bay chuyên dùng Đất Đỏ là 214,368 ha.
Với quy mô đầu tư như trên, Dự án có tổng vốn đầu tư ước khoảng 3.305,868 tỷ đồng; thời gian hoạt động của dự án là 70 năm; hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Đối với phát triển hàng không chung, tại Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 07/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định: Hoạt động hàng không chung và hoạt động hàng không dân dụng không thường lệ được khai thác theo hướng tập trung tại các sân bay chuyên dùng và các cảng hàng không có quy mô nhỏ để tìm kiếm, phát triển thị trường hàng không, nâng cao hiệu quả khai thác; hạn chế khai thác hoạt động hàng không chung tại các cảng hàng không có mật độ cất hạ cánh cao.
Sân bay chuyên dùng nếu có đủ nhu cầu vận tải để khai thác các chuyến bay thương mại thường lệ thì có thể xem xét chuyển đổi thành cảng hàng không dân dụng.
Việc chuyển đổi sân bay chuyên dùng thành cảng hàng không dân dụng được thực hiện theo cơ chế địa phương có sân bay chuyên dùng sau khi có sự đồng thuận của Bộ GTVT sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi. Thủ tướng Chính phủ sẽ lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan và quyết định việc chuyển đổi.
Do trong quy hoạch có định hướng như vậy nên khi quyết định chuyển đổi sẽ không cần điều chỉnh quy hoạch mạng cảng hàng không hiện hữu. Cảng hàng không chuyển đổi sẽ được cập nhật trong Quy hoạch mạng cảng toàn quốc trong lần điều chỉnh cập nhật gần nhất.
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Về lĩnh vực du lịch, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước.
Đặc biệt, khu du lịch phức hợp Hồ Tràm là dự án có quy mô lớn với khối khách sạn cao cấp 5 sao 541 phòng, khu vui chơi giải trí cho người nước ngoài; sân golf 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế với tổng vốn đầu tư với hơn 1,1 tỷ USD hiện đã và sắp giải ngân. Hàng năm thu hút hơn 200.000 khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng (tham gia casino, chơi golf, lưu trú,...).
Dự án Hồ Tràm đi vào hoạt động trong thời gian qua đã góp phần giải quyết lao động, tăng thu ngân sách, quảng bá và thu hút du khách, đóng góp vào phát triển Kinh tế - xã hội của địa phương. Giai đoạn đến năm 2030 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động một số dự án lớn như: The Grand Ho Tram Strip (giai đoạn 2), Tổ hợp khách sạn Hilton, các dự án tổ hợp du lịch tại Mũi Nghinh Phong, Dự án cáp treo Vũng Tàu, Khu du lịch Melia at The Hampton, khu du lịch vườn thú hoang dã Safari, các dự án trên tuyến du lịch ven biển Vũng Tàu -Long Hải - Phước Hải - Xuyên Mộc.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 2 sân bay chính là Cảng hàng không Côn Đảo tại huyện Côn Đảo có chức năng là cảng hàng không nội địa, làm nhiệm vụ cầu nối vận chuyển hành khách và hàng hóa giữa đất liền với Côn Đảo.
Trên đất liền có sân bay trực thăng Vũng Tàu có nhiệm vụ chủ yếu khai thác máy bay trực thăng phục vụ bay thăm dò dầu khí, dịch vụ du lịch và thực hiện các nhiệm vụ quân sự. Như vậy, xét về yêu cầu vận chuyển hàng không chung thì hai sân bay này chưa đáp ứng được chức năng nhiệm vụ của một sân bay chuyên dùng.
Theo Công ty TNHH Hồ Tràm, với hiện trạng khai thác và xu thế, nhu cầu phát triển của hàng không chung tại Việt Nam nói chung và khu vực Đông Nam Bộ cũng như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, việc xây dựng một sân bay chuyên dùng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là rất cần thiết.
Tháng cuối năm, TP.HCM phấn đấu giải ngân trên 80% với những dự án đầu tư công lớn
Thông tin được ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM đưa ra trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong ngày làm việc thứ hai tại kỳ họp thứ 13, HĐND TP.HCM khóa X, diễn ra vào chiều 7/12.
Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023, ông Mãi nhận định, tình hình khó khăn chung của thế giới và cả nước đã tác động trực diện đến phát triển kinh tế, xã hội của TP.HCM. Dự đoán, tình hình này tiếp tục tác động đến kinh tế Thành phố trong năm 2024.
Trong bối cảnh đó, dù Thành phố chưa đạt được một số chỉ tiêu đặt ra, song ông cũng nhìn nhận các kết quả như hiện nay là rất đáng trân trọng.
“Điều này thể hiện ở mức tăng trưởng, thu ngân sách. Hay như khối lượng công việc mà đội ngũ cán bộ đã tham mưu về Nghị quyết 98, tập trung tháo gỡ khó khăn của người dân, doanh nghiệp, tái khởi động các Dự án quan trọng, đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển về sau”, ông nói.
Về nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công, ông Mãi cho biết, đến hết ngày 6/12, Thành phố đã giải ngân 35.157 tỷ đồng, đạt 51,2%.
“Xét phần trăm là thấp, nhưng khối lượng là rất lớn. Bởi bộ máy, con người vẫn vậy nhưng khối lượng này là gấp đôi năm 2022. Đây là nỗ lực đóng góp của cả hệ thống”, ông Mãi nhấn mạnh.
Với những chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt, ông Mãi cho biết Thành phố đã nhận diện và sẽ có giải pháp khắc phục trong thời gian tới, nhất là tập trung điều hành các chỉ tiêu thu ngân sách, đảm bảo giải ngân đầu tư công đến hết tháng 1/2024 đạt 95% với các dự án thuận lợi và cơ bản không dưới 80% với những dự án lớn và tỷ lệ giải ngân không được thấp hơn so với năm 2022.
Năm 2024, vốn đầu tư công của Thành phố dự kiến là 79.263 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho Thành phố dự kiến là 3.686 tỷ đồng (2.545,89 tỷ đồng vốn trong nước và 1.140 tỷ đồng vốn nước ngoài).
Với số vốn được Trung ương phân bổ, UBND TP.HCM kiến nghị bố trí cho các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án nút giao An Phú 500 tỷ đồng; Dự án thành phần 1 đường Vành đai 3 số vốn 500 tỷ đồng; Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước lên 1.500 tỷ đồng…
Thông tin trước đó tại buổi thảo luận tại hội trường, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, năm 2023, Thành phố được giao số vốn đầu tư công cao nhất kể từ khi Luật Đầu tư công có hiệu lực. Trong khi đó, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn do thể chế, pháp lý, quy trình thực hiện.
Theo bà Mai, giải ngân đầu tư công của thành phố dự kiến không đạt mục tiêu có nhiều nguyên nhân. Trong đó, có nhiều dự án chưa được tính toán kỹ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng dẫn đến số vốn còn dư lại tới 5.449 tỷ. Một số dự án với khoảng hơn 5.600 tỷ đồng ở các quận, huyện, TP.Thủ Đức còn có vướng mắc khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) hiện còn 5.771 tỷ đồng. Như vậy, Thành phố có khoảng 16.900 tỷ đồng khó giải quyết (chiếm gần 25% tổng số vốn đầu tư công năm 2023).
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng bày tỏ công tác giải ngân đầu tư công 2023 và sắp tới không chỉ phụ thuộc vào chủ đầu tư mà còn phụ thuộc vào đòi hòi sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các sở, ngành trong giải quyết thủ tục hành chính.
Ngoài ra, cần có sự đồng thuận tham gia của người dân thành phố trong thực hiện các chủ trương chung.
Cần Thơ ban hành Danh mục 56 dự án thu hút đầu tư
Ngày 7/12, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Trần Việt Trường ký Quyết định số 2942/QĐ-UBND ban hành Danh mục dự án thu hút đầu tư vào TP.Cần Thơ giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, có 56 dự án thu hút đầu tư vào thành phố thuộc các lĩnh vực: hạ tầng công nghiệp; thương mại - dịch vụ; phát triển đô thị; hạ tầng nông nghiệp; hạ tầng cấp nước; y tế; giáo dục; văn hóa; giao thông vận tải; tài nguyên và môi trường; và hạ tầng xã hội khác. Trong đó, riêng lĩnh vực phát triển đô thị có tới 21 dự án.
Một số dự án thu hút đầu tư tiêu biểu như: Trung tâm liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tại quận Bình Thủy và Cờ Đỏ, diện tích 250 ha;
Dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2), tại xã Vĩnh Trịnh, huyện Vĩnh Thạnh, diện tích khoảng 600 ha;
Dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp công nghệ cao quận Ô Môn, tại xã Phước Thới, quận Ô Môn, diện tích 250 ha;
Dự án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Cần Thơ, tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, diện tích 244 ha;
Dự án Trung tâm logistics hàng không gắn với Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, tại phường Long Hòa và phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, diện tích 100 ha…
Tại Quyết định nêu trên, UBND TP. Cần Thơ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm cơ quan đầu mối tiếp nhận và xử lý theo quy định pháp luật hiện hành đối với hồ sơ đề nghị thực hiện dự án do các nhà đầu tư nộp; tích cực hỗ trợ, hướng dẫn, cung cấp thông tin theo thẩm quyền cho các nhà đầu tư về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.
Đồng thời, trên cơ sở Danh mục dự án được phê duyệt, tham mưu đề xuất UBND TP. Cần Thơ chỉ định cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với từng dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND Thành phố.
Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND TP. Cần Thơ báo cáo đề xuất trình HĐND Thành phố quyết nghị thông qua Danh mục các dự án cần thu hồi đất để thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư theo quy định hiện hành đối với các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND Thành phố (thuộc trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất).
Bên cạnh đó, UBND TP. Cần Thơ giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ công bố thông tin Danh mục dự án được phê duyệt trên Trang thông tin điện tử của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ bằng nhiều ngôn ngữ.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan thực hiện số hóa bản đồ Danh mục dự án, quảng bá môi trường đầu tư kinh doanh tại TP. Cần Thơ, cập nhật hiện trạng sử dụng đất, cơ sở pháp lý, quy trình, thủ tục đầu tư, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư… thông qua nền tảng công nghệ số, góp phần chuẩn bị chu đáo nội dung phục vụ Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư TP. Cần Thơ.
Đề xuất điều chỉnh mức đầu tư Dự án Cầu Trà Khúc 1 không quá 2.199 tỷ đồng
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có Tờ trình gửi HĐND đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tưđối với Dự án Cầu Trà Khúc 1. Theo đó, Dự án Cầu Trà Khúc 1 được HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 46/NĐ-HĐND ngày 30/9/2022 với tổng mức đầu tư khoảng 1.495 tỷ đồng, quy mô chiều dài khoảng 850m, bề rộng cầu khoảng 27m và các hạng mục phụ trợ khác.
Kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình Cầu Trà Khúc 1 cho thấy, cả 3 phương án thiết kế đạt giải nhất, nhì, ba đều có quy mô thay đổi về chiều dài cầu, chiều rộng cầu.
Trong đó, phương án đạt giải nhất là “Dấu ấn sông Trà” có kết cấu nhịp cầu chính dạng dây võng 1 mặt phẳng dây, với 3 vòng tròn nối tiếp nhau, chiều dài nhịp 186m, nhịp biên dài 75m, tổng chiều dài cầu 594m, mặt cắt ngang rộng 28m.
Phương án này được UBND tỉnh đánh giá mang tính độc đáo, tính biểu tượng riêng, gắn kết ý nghĩa vùng miền đậm đà, không bị trùng lắp với các kiến trúc cầu hiện có trong và ngoài nước; hình tượng “đàn xe nước” gợi nhớ được nét văn hóa cực kỳ đặc sắn về trí thông minh, bản ngã quật cường của người dân xứ Quảng.
Về quy hoạch tổng thể, có đề xuất di chuyển hướng tuyến cầu là táo bạo, hợp lý, kết hợp được tuyến song song giữa cầu Trà Khúc 1 và cầu Trà Khúc 2, vuông góc với dòng chảy, phù hợp khai thác luồng giao thông thủy và cảnh quan tốt.
Tuy nhiên, phương án này cũng có nhược điểm là sự cách điệu hình tượng “đàn xe nước” chưa đạt tính khái quát, hình thức kiến trúc trụ tháp nhiều chi tiết, phức tạp.
Đặc biệt, tổng mức đầu tư dự tính khá cao (2.119 tỷ đồng), cần phải nghiên cứu rà soát, tính toán kỹ để đảm bảo cân đối khi quyết định đầu tư.
“Đây là dự án lớn, nằm ở trung tâm đô thị, đòi hỏi yêu cầu kiến trúc cảnh quan cao nên phương án đạt giải nhất đáp ứng tốt nhất yêu cầu này so với hai phương án còn lại. Vì vậy, UBND tỉnh đề nghị chọn phương án đạt giải nhất làm phương án đầu tư, trình HĐND tỉnh xem xét, thống nhất phương án này”, UBND tỉnh trình bày.
Cùng với đó, chủ trương đầu tư dự án đã duyệt tại Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 30/9/2022 của HĐND tỉnh cần được điều chỉnh các nội dung về quy mô, tổng mức đầu tư và thời gian thực hiện.
Cụ thể, nội dung UBND tỉnh đề xuất điều chỉnh gồm: Quy mô đầu tư chiều dài tuyến chính khoảng 830m; bề rộng cầu khoảng 28m; đầu tư 2 nút giao đầu cầu, hầm chui và các hạng mục phụ trụ khác; tổng mức đầu tư không quá 2.199 tỷ đồng; thời gian thực hiện năm 2024 - 2027.
Chọn tư vấn rà soát, đánh giá kết quả quy hoạch Sân bay Đà Nẵng
Theo UBND TP.Đà Nẵng, địa phương đang thúc đẩy để có thể sớm phê duyệt Đồ án Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó đã định hướng phát triển Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.
Mục tiêu đến năm 2030, sẽ nâng cấp, mở rộng khu hàng không dân dụng, sân đỗ máy bay để nâng công suất lên khoảng 25 triệu hành khách/năm và là trung tâm logistics chuyên dụng hàng không.
Tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tiếp tục mở rộng khu hàng không dân dụng, sân đỗ máy bay để nâng công suất 30 triệu hành khách/năm với các phân khu chức năng đa dạng, dịch vụ chất lượng cao, kết nối với hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Thành phố Đà Nẵng cũng cho biết, Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thành phố tổ chức lập và tài trợ sản phẩm là hồ sơ quy hoạch để Cục hàng không Việt Nam tiếp nhận, triển khai thủ tục trình, phê duyệt theo quy định.
Hồ sơ quy hoạch đã được thành phố Đà Nẵng hoàn thiện, Bộ Giao thông Vận tải đã giao Cục Hàng không Việt Nam tiếp nhận, rà soát.
Do tính chất quan trọng của Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Bộ Giao thông vận tải và Đại sứ quán Úc đã thống nhất sử dụng nguồn vốn tài trợ của Chính phủ Úc để lựa chọn đơn vị tư vấn nước ngoài hoặc liên danh tư vấn nước ngoài và tư vấn trong nước, thực hiện công tác hỗ trợ rà soát, đánh giá, khuyến nghị về kết quả quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng; bảo đảm chất lượng quy hoạch, tối ưu hóa quỹ đất, hiệu quả khai thác và khả năng phát triển bền vững trong dài hạn.
Trên cơ sở kết quả rà soát, Quy hoạch cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng sẽ được hoàn thiện, thẩm định và phê duyệt theo quy định.
Thành phố Đà Nẵng cho biết đã tiếp tục đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương cùng Tư vấn nước ngoài rà soát, sớm báo cáo trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt Đồ án Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Đưa Cà Mau trở thành tỉnh khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long -
TP.HCM: Hơn 3.000 dự án đầu tư công không vướng thủ tục nhưng giải ngân ì ạch -
Nhà đầu tư chưa sẵn sàng rót vốn vào 5 dự án BOT tại TP.HCM -
Quảng Bình mời gọi đầu tư vào Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới mở rộng -
Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính -
An Giang xúc tiến đầu tư tại TP.HCM
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond