
-
Số hóa - trụ cột xây dựng mô hình bệnh viện thông minh
-
Kem massage nhập khẩu bị thu hồi vì vi phạm công bố
-
Tin mới y tế ngày 2/7: Người trẻ không được chủ quan với tăng huyết áp
-
Gia tăng trẻ phẫu thuật cắt amidan mùa hè
-
Không lo gián đoạn khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thay đổi đơn vị hành chính -
Bộ Y tế đề xuất sửa đổi quy định tiêm chủng để tăng hiệu quả phòng dịch
Theo TS. Dương Trọng Hiền, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Nội soi, Trưởng khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa, ra mồ hôi là vấn đề sinh lý vì mồ hôi giúp điều hòa thân nhiệt.
![]() |
Bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tư vấn cho bệnh nhân. |
Tuy nhiên, theo bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức một số người tăng tiết mồ hôi không đúng thời điểm như khi cả trời mát, lạnh hoặc ngay cả khi không hoạt động thể thao.
Về bệnh lý tăng tiết mồ hôi, theo chuyên gia có 2 nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đầu tiên, tăng tiết mồ hôi nguyên phát được đặc trưng bởi sự tăng hoạt động của thần kinh giao cảm mặc dù không có sự kích thích của nhiệt độ môi trường hoặc tăng hoạt động của cơ thể.
Bên cạnh đó, tăng tiết mồ hôi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và lúc này tăng tiết mồ hôi là thứ phát. Một số bệnh lý gây tăng tiết mồ hôi như tiểu đường, tiền mãn kinh, bệnh lý tuyến giáp, nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim, hạ đường huyết, bệnh lý thần kinh hoặc một số loại ung thư.
Có một triệu chứng đáng chú ý của tăng tiết mồ hôi là quá trình tiết mồ hôi, nó tiết vượt ngưỡng bình thường và thường thấy ở tay, chân, mặt, nách.
Điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh. Có người bàn tay luôn trong tình trạng ẩm ướt, vi khuẩn phát triển dễ gây nên viêm, tróc da.
Ngoài ra, người bệnh có thể tự ti khi ra mồ hôi nhiều, gây ra cơ thể có mùi hôi khó chịu làm ảnh hưởng tới tâm lý trong hoạt động thể chất hàng ngày, hạn chế về mặt tâm lý công việc và nghề nghiệp.
Theo bác sĩ Hiền, hiện chưa có thống kê con số cụ thể nhưng ước chừng có khoảng 1-3% dân số có hiện tượng tăng tiết mồ hôi ở nhiều mức khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết hoặc chưa cập nhật thông tin về bệnh lý này nên chưa đến khám.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị như sử dụng phương pháp muối nhôm, bôi trên các vùng cụ thể trên cơ thể để làm cho tuyến mồ hôi teo đi, giúp giảm tiết mồ hôi.
Hoặc người bệnh được chữa trị bằng biện pháp i-on hóa… cũng làm thay đổi tính chất của tuyến mồ hôi.
Các biện pháp trên nhằm tác động lên tuyến hệ thần kinh giao cảm, giúp kiềm chế sự hoạt động quá mức hệ thần kinh giao cảm, thực hiện phẫu thuật.
Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể làm ảnh hưởng đến các chức năng khác như tuyến nước bọt, làm khô mắt.
Biện pháp điều trị dứt điểm hiện nay là phẫu thuật nội soi ít xâm lấn để đốt hạch giao cảm, chi phối cho khu vực chi trên, đặc biệt là bàn tay và một phần nách, giúp hạn chế tiết mồ hôi ở vùng bàn tay, nách.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân sau ăn uống bình thường và nên trở lại hoạt động mạnh thể chất sau 2 tuần.
Tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, thông thường một tuần có khoảng 10-12 ca đến khám, trong đó khoảng 30% trường hợp được chỉ định phẫu thuật.
Việc phẫu thuật tiết mồ hôi bàn tay, mồ hôi sẽ ra bù trừ ở chỗ khác như: bụng, lưng... Tuy nhiên, người bệnh chấp nhận hiệu ứng phụ vì đạt yêu cầu về vấn đề giao tiếp và công việc.
"Có đến 95% các phẫu thuật về chứng tăng tiết mồ hôi được chữa khỏi bệnh. Chỉ 5% do thần kinh phụ chi phối. Độ tuổi phẫu thuật chủ yếu trên 15 tuổi", bác sĩ Hiền nói.
Bác sĩ Hiền khuyến cáo, cơ bản những người có tăng tiết mồ hôi nguyên phát nên đến cơ sở y tế để thăm khám, tư vấn. Nếu có nguyện vọng điều trị bằng nội soi sẽ được hướng dẫn làm xét nghiệm và lên lịch can thiệp.
Người dân nên tránh điều trị ra mồ hôi tay bằng việc dùng hóa chất bôi, đặc biệt sử dụng các thuốc có trôi nổi trên thị trường sẽ không bảo đảm về mặt chất lượng thuốc, gây nên tổn thương trên da.
Bên cạnh đó, người dân cần lựa chọn cơ sở uy tín để nạo tuyến mồ hôi, cắt tuyến mồ hôi. Không ít cơ sở thẩm mỹ hiện nay không bảo đảm về thủ thuật vô trùng gây nên nhiễm trùng tại chỗ hay lây truyền bệnh qua dụng cụ chưa được tiệt trùng.

-
Không lo gián đoạn khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thay đổi đơn vị hành chính -
Bộ Y tế đề xuất sửa đổi quy định tiêm chủng để tăng hiệu quả phòng dịch -
Tin mới y tế ngày 1/7: WHO đánh giá hệ thống quản lý thuốc, vắc-xin của Việt Nam -
Tự do chọn cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trên toàn quốc từ 1/7 -
Chỉ đạo mới của Bộ Y tế về phòng chống dịch sởi năm 2025 -
Tin mới y tế ngày 30/6: Những sai lầm khi điều trị bệnh lý hô hấp có thể nguy hiểm sức khỏe -
Chặn dịch sốt xuất huyết bằng vắc-xin
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn