-
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Lạm dụng kháng sinh vẫn tràn lan
Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận, cấp cứu 1 trường hợp sốc phản vệ độ III do tự ý mua, dùng thuốc kháng sinh Cephalexin.
Dù đã có quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc, nhưng trên thực tế, người dân vẫn có thói quen tự mua thuốc điều trị, nhân viên các nhà thuốc tự chẩn bệnh, kê đơn. |
Trước đó, bệnh nhân T. T. H. (62 tuổi, ở thị trấn Nghĩa Đàn), vào viện trong tình trạng nổi mẩn ngứa toàn thân, tức ngực, khó thở, da tím tái, lạnh, sốc.
Qua khai thác bệnh sử được biết, bệnh nhân T.T.H. đã từng 2 lần bị dị ứng, lần này, trước khi nhập viện, bà T. T. H. đã tự mua kháng sinh Cephalexin về uống.
Sau khi uống thuốc 20 phút, bệnh nhân xuất hiện chóng mặt, ngay lập tức, được người nhà đưa vào Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Đàn cấp cứu.
Các y, bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu - Nhi, Trung Tâm Y tế Nghĩa Đàn đã tiến hành cấp cứu, hồi sức tích cực, dùng thuốc chống sốc cho bệnh nhân H.
Theo các bác sĩ tại đây, các biến chứng của tự ý uống thuốc tại nhà rất nguy hiểm, đặc biệt là với những bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
Người dân không nên tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà. Khi cần sử dụng thuốc nói chung hoặc kháng sinh nói riêng, người dân cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và cấp phát thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tai biến không mong muốn xảy ra.
Với dịch đau mắt đỏ đang hoành hành tại nhiều địa phương, các chuyên gia nhận định, khác với những năm trước, năm nay, các cơ sở y tế ghi nhận nhiều ca biến chứng nặng.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là người dân tự ý điều trị. Và nguyên nhân chính khiến nhiều bệnh nhân tới viện trong tình trạng bệnh trở nặng là tự ý điều trị, dùng thuốc khi chưa có sự thăm khám, đặc biệt là tự ý sử dụng những thuốc nhỏ mắt có Corticoid; không tuân thủ phác đồ điều trị; có những thói quen như dụi mắt, nhỏ thuốc khi chưa vệ sinh tay.
Mới đây, Bệnh viện E cũng thông tin về một ca bệnh điển hình đau mắt đỏ biến chứng do không thăm khám mà tự ý điều trị. Cụ thể, theo lời kể của bệnh nhân, cách đây 1 tuần, N.M.N (20 tuổi, Hà Nội) thấy mắt ngứa, đỏ, cộm..., nên nghĩ mình bị đau mắt đỏ.
Bệnh nhân tự mua thuốc uống và nhỏ về dùng liên tục trong 6 ngày. Song, tình trạng đau mắt không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn. Tới ngày thứ 6, bệnh nhân không còn nhìn thấy nữa mới hoảng loạn gọi người nhà đưa vào viện thăm khám.
Theo bác sĩ Nguyễn Duy Bích, Khoa Mắt, Bệnh viện E, bệnh nhân đến viện muộn, chẩn đoán bị loét giác mạc nghi do nấm và mủ tiền phòng. Hiện, bệnh nhân được điều trị chuyên khoa theo phác đồ và tư vấn của bác sĩ để lấy lại thị lực.
Bác sĩ Bích cho biết thêm, đây chỉ là một trong nhiều trường hợp mắc bệnh do chủ quan, tự ý điều trị dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Cần quản lý chặt
Theo các chuyên gia y tế, kháng sinh chỉ được sử dụng khi bị các bệnh nhiễm khuẩn và được bác sĩ chỉ định dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả cận lâm sàng để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ gây nhiều tác hại.
Người bệnh không có đơn thuốc sẽ không có căn cứ uống đúng liều lượng thuốc, thời gian, những thức ăn kiêng kỵ, chống chỉ định với thuốc, từ đó, dễ gặp rủi ro do phản ứng phụ từ thuốc gây ra.
Đó là chưa kể đến việc điều trị tại nhà kéo dài không đúng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, gây tốn kém về kinh tế.
Việc mua và dùng thuốc kháng sinh mà không có đơn của bác sĩ và dùng không đủ liều có thể gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Hậu quả của việc kháng thuốc kháng sinh là rất nghiêm trọng, có nhiều trường hợp các liệu pháp điều trị người mắc bệnh do nhiễm khuẩn sẽ không còn hiệu quả hoặc hiệu quả thấp.
Ngoài ra, việc tự ý dùng thuốc thuốc giảm đau cũng tai hại không kém. Thuốc giảm đau khiến chúng ta tưởng bệnh đã đỡ nhưng thực ra bệnh vẫn tiến triển và hậu quả không thể lường hết được do chậm trễ trong việc mổ cấp cứu đối với các bệnh như viêm ruột thừa, viêm tụy cấp.
Một số thuốc có thể gây dị ứng, thậm chí gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Có thuốc dùng lâu ngày sẽ dẫn đến nguy cơ gây loãng xương, cao huyết áp... nhất là các thuốc corticoid dùng để trị đau nhức.
Chuyên gia khuyến cáo khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, cần đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị đúng, hiệu quả, tránh dẫn đến những hậu quả, biến chứng đáng tiếc.
Theo ước tính, khoảng 20% trường hợp suy thận cấp có nguyên nhân liên quan tới thuốc với các biểu hiện như mệt mỏi, lú lẫn, khó thở, sưng phù ở chân/bàn chân do giữ nước, tiểu ít…
Ngoài những hậu quả trên thận, việc tự ý điều trị tại nhà còn tiềm ẩn nguy cơ tự chẩn đoán sai tình trạng bệnh, dẫn tới bệnh càng trở nặng.
Bên cạnh đó, cả thuốc tây y và đông y đều có khả năng gây tác dụng không mong muốn hoặc tương tác thuốc bất lợi mà người bệnh không thể lường trước.
Một số thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như meloxicam, diclofenac... có tác dụng không mong muốn là làm giảm lưu lượng máu đến thận, do đó sẽ làm giảm chức năng lọc của thận.
Để phòng tránh tác hại của thuốc đối cơ thể, điều quan trọng nhất là người bệnh không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trẻ nhỏ và người cao tuổi cũng là những đối tượng cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, người dân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự động thay đổi thuốc cũng như liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý kéo dài thời gian sử dụng thuốc vì có thể gây phản tác dụng.
Người bệnh cũng cần lưu ý không chia sẻ đơn thuốc của mình với người thân, bạn bè có cùng các triệu chứng bởi sức khỏe và cơ địa của mỗi người đều không giống nhau.
-
Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam -
Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻ -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Hà Nội sẽ xây dựng 5 tổ hợp y tế chất lượng cao
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up