-
Áp thuế VAT với phân bón: Nhìn vào bức tranh toàn cảnh -
Hòa Phát tăng tốc chuẩn bị sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao -
Định hình tư duy cho doanh nghiệp trong thời đại mới -
Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
“Ba nhà” cùng thiệt khi phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng
Vietnam Airlines đã khai thác trở lại tất cả các đường bay và mở thêm 7 đường bay quốc tế trong thời gian gần đây |
Nối dài đà phục hồi
Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines tiếp tục duy trì đà tăng ấn tượng, được bắt đầu từ cuối tháng 10/2024 khi chốt phiên giao dịch ngày 22/11/2024 ở mức 25.550 đồng/cổ phiếu.
Đây là đợt tăng trưởng thứ 4 của cổ phiếu HVN trong năm 2024. Trong đó, mức giá cao nhất mà cổ phiếu HVN đạt được là 36.250 đồng/cổ phiếu, xác lập vào ngày 5/7/2024. Nếu tính từ ngày 22/11/2023 đến ngày 22/11/2024, cổ phiếu HVN tăng khoảng 130%. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư đã có phản ứng tích cực đối với đà phục hồi sau dịch Covid-19 của Vietnam Airlines - vốn được bắt đầu từ nửa đầu năm 2023 đến nay.
Cần phải nói thêm rằng, các nhà đầu tư đã đẩy mạnh giao dịch đối với mã chứng khoán HVN sau khi Vietnam Airlines công bố Báo cáo tài chính quý III/2024 với khoản lợi nhuận sau thuế hơn 860 tỷ đồng - đánh đấu quý thứ ba liên tiếp, Vietnam Airlines có lãi nhờ thị trường hồi phục, chi phí giảm.
Cụ thể, Vietnam Airlines ghi nhận khoản doanh thu hợp nhất 26.830 tỷ đồng trong quý III/2024, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá vốn bán hàng chỉ tăng nhẹ, giúp hãng đạt lợi nhuận gộp hơn 2.740 tỷ đồng, tăng gần 2,5 lần.
Đây cũng là giai đoạn thị trường hàng không phục vụ lượng khách lớn với cao điểm du lịch hè. Vietnam Airlines cho biết, lượng khách nội địa của Tổng công ty tăng hơn 22%, khách quốc tế tăng 11%.
Đến nay, Tổng công ty đã phục hồi toàn bộ mạng bay quốc tế sau dịch Covid-19 và mở mới nhiều đường bay, gần nhất là chặng Hà Nội, TP.HCM tới Munich (Đức). Nhiều loại chi phí của Vietnam Airlines như tài chính, bán hàng, quản lý cũng giảm. Trong đó, chi phí tài chính, chủ yếu là lãi vay, chỉ bằng 30% quý III/2023. Những yếu tố này giúp Vietnam Airlines đạt lãi hợp nhất sau thuế khoảng 862 tỷ đồng.
Tuy vậy, kết quả tích cực gần đây trong hoạt động của Vietnam Airlines chưa thể giúp Tổng công ty vượt qua những khó khăn và khắc phục hoàn toàn những hậu quả do đại dịch Covid-19 để lại.
Dù tình hình sản xuất - kinh doanh của Vietnam Airlines đang được cải thiện tích cực, nhưng vốn chủ sở hữu hợp nhất của Tổng công ty tính đến ngày 30/9/2024 vẫn âm 11.086 tỷ đồng (đầu kỳ âm 17.025 tỷ đồng); vốn chủ sở hữu của công ty mẹ âm 6.506 tỷ đồng (đầu kỳ âm 8.377 tỷ đồng).
TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, các chỉ tiêu hoạt động tài chính của Vietnam Airlines chưa trở lại ngưỡng an toàn, mà tiếp tục trạng thái xấu với mức đánh giá xếp hạng rủi ro cao. Đây là khó khăn lớn cho những nỗ lực, cố gắng của Vietnam Airlines và cũng làm hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn lực kinh tế - xã hội nhằm tăng cường năng lực tài chính cho doanh nghiệp.
“Vietnam Airlines cần thêm nguồn lực mới để sớm về trạng thái tốt nhất, qua đó đủ sức dẫn dắt cả hệ sinh thái ngành hàng không Việt Nam thực hiện những việc lớn, việc khó trong thời gian tới”, ông Nguyễn Đức Kiên nhận định.
Hiện tại, Vietnam Airlines đã hoàn thành Đề án Tổng thể các giải pháp tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 để hãng sớm phục hồi và phát triển bền vững giai đoạn 2021-2035 và đã báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Những điểm nhấn quan trọng nhất của Đề án được kỳ vọng giúp Vietnam Airlines khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu hợp nhất trong năm 2025 qua đó tận dụng những cơ hội từ việc thị trường hàng không trong nước và khu vực đang phục hồi mạnh mẽ là cho phép Vietnam Airlines chào bán thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn.
Vietnam Airlines cũng đề xuất cấp có thẩm quyền giao các doanh nghiệp nhà nước có tiềm lực tài chính thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phần tại Vietnam Airlines thuộc quyền mua cổ phần của cổ đông Nhà nước theo phương thức chuyển giao quyền mua khi Tổng công ty thực hiện phương án tăng vốn điều lệ chào bán thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu.
Động cơ chủ lực cho ngành hàng không Việt
Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới.
Dự báo của Cục Hàng không Việt Nam cũng cho thấy, thị trường hàng không Việt Nam nằm trong xu thế phục hồi chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đạt mức phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch vào cuối năm 2024. Giai đoạn 2024 - 2040 dự kiến là giai đoạn tăng trưởng của ngành hàng không nhờ kinh tế phục hồi và tăng trưởng, thu nhập của người dân cải thiện.
“Trong kỷ nguyên mới, ngành hàng không Việt Nam đang đứng trước cơ hội và sở hữu rất nhiều dư địa phát triển mạnh mẽ hơn nữa để trở thành một trung tâm hàng không lớn trong khu vực”, TS. Nguyễn Đức Kiên nhận định.
Dư địa cũng như cơ hội phát triển thị trường hàng không Việt Nam cũng được ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines làm rõ.
Theo Chủ tịch Đặng Ngọc Hòa, tổng thị trường khách nội địa Việt Nam hiện nay đạt trên 40 triệu lượt khách/năm, tương đương tỷ lệ trung bình cứ 10 người dân Việt Nam mới có 4 người bay 1 lần trong năm. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước có thị trường hàng không phát triển là 1:1, hoặc cao hơn.
Đối với thị trường khách quốc tế, năm 2023, Việt Nam đón 12,6 triệu lượt khách, đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, xếp sau Malaysia (29 triệu lượt), Thái Lan (28 triệu lượt), Singapore (13,6 triệu lượt khách).
Với rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch, hiện tại, Việt Nam vẫn chỉ đón lượng khách quốc tế chưa bằng một nửa so với 2 nước dẫn đầu trong khu vực.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế chính của thế giới trong các thập kỷ tiếp theo và cũng là khu vực có tốc độ tăng trưởng thị trường hàng không nhanh nhất: 5,3%/năm trong giai đoạn tới năm 2040, cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân toàn cầu là 3,8%/năm và sẽ chiếm hơn 60% lượng khách tăng thêm trên toàn cầu tới năm 2040.
“Riêng với thị trường hàng không Việt Nam, các tổ chức dự báo, quy mô tổng thị trường tới năm 2040 sẽ tăng 2,5 - 3 lần so với quy mô hiện tại, đạt xấp xỉ 200 triệu lượt khách quốc tế và nội địa/năm”, ông Đặng Ngọc Hòa thông tin.
Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines cho biết, nhìn vào bài học tại các quốc gia đã có sự phát triển đột phá trong dòng chảy lịch sử, dễ dàng nhận thấy mối liên hệ tương quan mật thiết giữa việc phát triển ngành hàng không với sự cất cánh của đất nước.
Trong đó, Singapore từ một đảo quốc nhỏ bé, nay đã trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính toàn cầu; hay các quốc gia Trung Đông như UAE, Qatar, Thổ Nhĩ Kỹ, đã sớm chuyển từ nền kinh tế phụ thuộc dầu mỏ sang nền kinh tế ‘phi dầu mỏ’, với trọng tâm là thu hút đầu tư, du lịch…
Điểm chung của các quốc gia này là sớm nhận biết và dành nguồn lực phát triển ngành hàng không, xây dựng hãng hàng không quốc gia vững mạnh theo định hướng trở thành trung tâm trung chuyển toàn cầu.
“Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thời cơ và vận hội mới để phát triển đột phá về mọi mặt. Để thực hiện mục tiêu đó, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành hàng không dân dụng, trong đó, các khoản hỗ trợ tài chính và cơ chế chính sách đủ mạnh, mang tính đột phá, được ban hành kịp thời sẽ giúp Vietnam Airlines tiếp tục giữ vững vị thế là lực lượng vận tải chủ lực của Việt Nam - giữ vai trò then chốt, chủ đạo đối với sự phát triển ngành hàng không nước nhà, kết nối Việt Nam với thế giới”, lãnh đạo Vietnam Airlines nhận định.
Theo TS. Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, để tận dụng được thời cơ này, cần một “động cơ chủ lực” chắp cánh cho cả hệ sinh thái ngành hàng không, thông qua việc đầu tư tạo ra các năng lực sản xuất mới, định hướng chiến lược cho các doanh nghiệp trong ngành, cơ cấu lại thị phần và phát triển thêm các thị trường mới...
“Các nhóm nhiệm vụ, giải pháp này cần được đặt trên vai Vietnam Airlines - “cánh chim đầu đàn” của ngành hàng không Việt Nam. Trên thực tế, Vietnam Airlines chính là công cụ đặc biệt của Nhà nước để quản lý và điều tiết ngành hàng không, theo đúng định hướng kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế; doanh nghiệp nhà nước là công cụ của kinh tế nhà nước”, TS. Trương Văn Phước nhận định.
-
Cần cú hích mạnh cho Vietnam Airlines cất cánh -
Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
“Ba nhà” cùng thiệt khi phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng -
VSMCamp & CSMOSummit 2024: Áp dụng AI vào marketing là yếu tố "sống còn" của doanh nghiệp -
Nỗi lòng của doanh nghiệp về “điểm nghẽn thể chế” -
Vướng mắc phân loại hàng hóa chịu thuế, VCCI đề nghị giảm đều thuế VAT 2% -
Thẩm định thực tế doanh nghiệp tham gia giải thưởng Sao Vàng đất Việt tại Thái Bình
-
1 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
2 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
3 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
4 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/11
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị