
-
Hải Phòng đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp công nghệ cao
-
Liên danh GELEXIMCO trúng thầu cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng
-
Tầm nhìn chiến lược cho Trung tâm tài chính TP.HCM
-
TP.HCM đánh thức ”rồng xanh”
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
![]() |
Tài trợ của khu vực quốc tế và tư nhân sẽ có vai trò thiết yếu trong việc đầu tư vào hạ tầng |
Theo ông Trần Tuấn Phong, Đồng Trưởng nhóm Công tác Cơ sở hạ tầng Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF), ước tính mỗi năm, Chính phủ Việt Nam có thể tài trợ từ 15 - 18 tỷ USD (tương đương 7% GDP) cho chi tiêu cơ sở hạ tầng trong tổng nhu cầu đầu tư hàng năm từ 25 - 30 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng (bao gồm cả ngành điện).
Do đó, dự báo mỗi năm Việt Nam sẽ thiếu tới 15 tỷ USD tài trợ cho hạ tầng, trong đó tài chính và tài trợ của khu vực tư nhân sẽ có vai trò thiết yếu khi mức trần nợ công của Việt Nam được thiết lập ở mức 60% GDP.
Đánh giá Việt Nam đã phát triển được công suất đáng kể điện gió và điện mặt trời trong những năm gần đây, nhưng theo ông Phong, hoạt động phát triển này chủ yếu được thực hiện với tài trợ của các ngân hàng trong nước và khu vực hoặc các ngân hàng đánh giá rủi ro doanh nghiệp chứ không phải rủi ro dự án. Cơ cấu tài trợ cũng thường dựa trên hình thức giảm thiểu rủi ro tín dụng, thường là bảo lãnh của ngân hàng trong nước hoặc nhà tài trợ dự án.
Nguyên nhân được ông Phong nêu ra là do năng lực vay vốn ngân hàng theo phương thức IPP thường không thể áp dụng hình thức tài trợ có chi phí vốn thấp hơn và có thể vay với thời hạn dài hơn so với nguồn tài trợ trong nước. Ngoài ra, hạn chế về thanh khoản, lãi suất cao, thiếu nguồn tài trợ dài hạn, và giới hạn theo ngành của khu vực ngân hàng trong nước sẽ dẫn tới phụ thuộc nợ nước ngoài nhiều hơn để tài trợ cho phát triển hạ tầng trong thập kỷ tới.
Ông Phong cảnh báo tình trạng không có nguồn tài trợ dự án quốc tế dẫn tới rủi ro về phát triển và nguồn tài trợ cho Việt Nam trong ngắn hạn.
Do đó, Nhóm Công tác Cơ sở Hạ tầng đề nghị Chính phủ bắt đầu thực hiện chương trình cải thiện sự tham gia trong nửa đầu năm 2022 với các tổ chức hàng đầu thuộc khu vực tư nhân và các định chế tài chính đa phương để giải phóng nguồn tài trợ dự án cần thiết cho các dự án cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030.
Bên cạnh đó, cần đánh giá về cách thức áp dụng Quyết định 1604 đối với dự án PPP và ở một mức độ nhất định đối với dự án IPP, cải thiện sự tham gia của các tổ chức đa phương (MLA) trong cung cấp bảo lãnh MLA để giảm thiểu rủi ro quốc gia và hỗ trợ phát triển dự án cơ sở hạ tầng, dự án năng lượng tái tạo và LNG quy mô lớn.
Nhóm công tác Cơ sở Hạ tầng cũng “ủng hộ mạnh mẽ” việc tiếp tục thực hiện các đề xuất gần đây của Chính phủ nhằm sửa đổi Điều 4 của Luật Điện lực và cho phép khu vực tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng lưới điện.

-
Việt Nam sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế -
Hải Dương đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch cho các khu công nghiệp -
Huế: Hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An -
Hà Nội quyết chi gần 12.000 tỷ đồng cho dự án cầu Ngọc Hồi -
Sôi động những công trường cao tốc “không nghỉ” lễ -
Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị -
Hành trình phát triển ấn tượng của Việt Nam và tầm nhìn sau 50 năm thống nhất
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025