-
Quảng Trị thống nhất ý tưởng Quy hoạch đô thị Cảng hàng không 3.400 ha -
Bình Định phê duyệt 2 dự án giao thông quan trọng kết nối với đường ven biển -
Đề xuất đầu tư 13.487 tỷ đồng cải thiện môi trường kênh Tàu Hũ - Bến Nghé giai đoạn 3 -
Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 chính thức hòa lưới điện quốc gia -
HiteJinro khởi công xây dựng nhà máy soju tại Thái Bình, đánh dấu bước đi chiến lược toàn cầu -
TP.HCM ra "tối hậu thư" liên quan giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 3
Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biển đổi khí hậu giai đoạn 1, số vốn gần 10.000 tỷ đồng đã được UBND TPHCM chỉ định Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam thực hiện theo hình thức PPP. Ảnh: VGP |
Đó là quan điểm của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) khi góp ý vào dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi.
Theo HoREA, Luật Cạnh tranh năm 2004 sửa đổi, bổ sung là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của nước ta, và góp phần tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh.
Đánh giá về bản dự thảo, HoREA cho rằng đề án Luật Cạnh tranh (sửa đổi) có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung, về cơ bản đảm bảo được cạnh tranh lành mạnh, đúng quy định pháp luật; quy định rõ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; xác định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, hoặc vị trí độc quyền.
Tuy nhiên, liên quan đến lĩnh vực bất động sản, HoREA đưa ra một số góp ý:
Về quy định "Thỏa thuận thông đồng trong đấu thầu" tại khoản 4 điều 11 dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) có sự khác biệt về thuật ngữ với quy định về "thông thầu" tại khoản 3 điều 89 Luật Đấu thầu. HoREA đề nghị nên sử dụng khái niệm "thông thầu" với nội hàm như đã quy định tại khoản 3 điều 89 Luật Đấu thầu để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
Đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường được quy định tại khoản 2 điều 12 dự thảo Luật; và đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể được quy định tại điều 13 dự thảo Luật; HoREA nhận thấy cụm từ "một cách đáng kể" nếu không được định lượng, hoặc quy định các tiêu chí để đánh giá tính chất "một cách đáng kể" thì sẽ khó áp dụng trên thực tế.
Trong trường hợp này, HoREA đề nghị dự thảo Luật bổ sung nội dung giao quyền cho Chính phủ quy định chi tiết thế nào là hành vi gây tác động hạn chế cạnh tranh "một cách đáng kể" trên thị trường.
Liên quan đến quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Chương VI dự thảo Luật, theo HoREA, quan trọng là cần quy định các tiêu chí xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bởi vì trên thực tế có rất nhiều loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể. Do vậy, dự thảo Luật cần quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, và giao cho Chính phủ quy định các biện pháp chế tài nếu đối tượng vi phạm các điều cấm này.
Riêng tại khoản 5 điều 46 dự thảo Luật ghi "5. Lôi kéo khách hàng bất chính", HoREA cho rằng, về cấu trúc văn phạm chưa chuẩn, và đề nghị chỉnh lại "5. Có hành vi bất chính nhằm lôi kéo khách hàng" cho phù hợp hơn.
Đặc biệt, đối với thị trường bất động sản, HoREA kiến nghị dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) cần bổ sung một số quy định để đảm bảo việc lựa chọn nhà thầu, lựa chọn chủ đầu tư dự án bất động sản, kể cả thông qua các hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT); Xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT); Hợp tác công - tư (PPP) phải thông qua hình thức đấu giá đất; đấu thầu lựa chọn nhà thầu, lựa chọn chủ đầu tư bằng hình thức đấu thầu công khai, rộng rãi.
Với các trưởng hợp chỉ định nhà thầu, chỉ định nhà đầu tư chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt theo quy định của Luật Đấu thầu. Khắc phục tình trạng chỉ định thầu, chỉ định nhà đầu tư một cách tràn lan, nhất là đối với các công trình - dự án bất động sản ở các vị trí đắc địa, gây tác động xấu đến môi trường kinh doanh, sự minh bạch, tính cạnh tranh. Đây là vấn đề mà các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều đang rất mong đợi, kỳ vọng vào một môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh.
-
Tháng đầu năm 2025, hơn 4,33 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
Làm rõ phương án VEC vay vốn trái phiếu Chính phủ mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Quảng Trị thống nhất ý tưởng Quy hoạch đô thị Cảng hàng không 3.400 ha
-
Bình Định phê duyệt 2 dự án giao thông quan trọng kết nối với đường ven biển -
Đề xuất đầu tư 13.487 tỷ đồng cải thiện môi trường kênh Tàu Hũ - Bến Nghé giai đoạn 3 -
Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 chính thức hòa lưới điện quốc gia -
HiteJinro khởi công xây dựng nhà máy soju tại Thái Bình, đánh dấu bước đi chiến lược toàn cầu -
Sóc Trăng đề xuất Chính phủ hỗ trợ 19.403 tỷ đồng xây siêu cảng Trần Đề -
Đầu tư hơn 653 tỷ đồng cải tạo đường dây 220 kV Châu Đốc - Kiên Bình một mạch thành hai mạch -
TP.HCM ra "tối hậu thư" liên quan giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 3
-
1 Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới? -
2 Quốc hội sẽ không quản lý danh mục dự án đầu tư công -
3 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Chính phủ sắp trình Quốc hội quyết định -
4 Bộ Xây dựng: Chung cư cũ và mới đua nhau tăng giá, có nơi tăng 50% sau một năm -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/2
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank