
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
-
Việt Nam tăng nhập khẩu sữa từ New Zealand, Australia
-
Chặn gian lận xuất xứ với hàng xuất khẩu
-
Hà Nội kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4, sức mua dự kiến tăng vọt
-
Vui hết nấc, ăn hết mình, chơi hết lễ với “vũ trụ trải nghiệm” Vincom -
Bộ Công thương yêu cầu thương nhân cung ứng đủ xăng dầu dịp lễ 30/4-1/5
Theo quy luật hàng năm, những ngày cận Tết, nhu cầu thịt lợn tăng, đồng nghĩa với giá lợn hơi sẽ tăng theo. Tuy nhiên, năm nay dường như quy luật ấy không còn đúng khi càng về những ngày gần Tết, giá lợn hơi lại có xu hướng giảm.
![]() |
Theo khảo sát của phóng viên báo Đầu tư, tiếp đà giảm tuần qua, ngày 9/2, giá lợn hơi trên cả nước đồng loạt giảm thêm 1.000 – 5.000 đồng/kg, về quanh 77.000 đồng/kg. Kéo theo đó, giá thịt bán lẻ tại các chợ truyền thống Hà Nội được đánh giá rẻ hơn so với mặt bằng chung dịp Tết. Thịt thành phẩm ở các chợ Nam Đồng, Láng Hạ, chợ Hôm (Hà Nội) phổ biến trong khoảng 150.000 – 170.000 đồng/kg.
Không chỉ ở Hà Nội, khoảng một tuần gần đây, giá lợn hơi trên phạm vi cả nước liên tục theo chiều hướng giảm xuống.
Tại Lào Cai, Vĩnh Phúc giá lợn hơi giảm 1 nghìn đồng/kg. Tại Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang giá lợn hơi giảm 2 nghìn đồng/kg. Tại Tuyên Quang, giá lợn hơi giảm 3 nghìn đồng/kg. Thậm chí, tại Phú Thọ, giá lợn hơi giảm tới 5 nghìn đồng/kg.
Tương tự, tại các tỉnh miền Trung, Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh, giá lợn giảm từ 1 nghìn đồng/kg đến 5 nghìn đồng/kg.
Lý giải nguyên nhân của hiện tượng khá lạ lùng này, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Văn Trọng cho biết: Việc giá lợn hơi liên tục giảm những ngày cận Tết Nguyên đán là do các doanh nghiệp chế biến sâu hạn chế mua vào vì đã sản xuất đủ hàng để tiêu thụ cho dịp Tết. Trong khi đó, nguồn cung trong những ngày cận Tết lại khá dồi dào.
Được biết, trước Tết khoảng 2 tuần nhu cầu mua lợn hơi của các doanh nghiệp chế biến thường cao. Đây cũng là lý do tại sao giữa tháng 11/2020 giá lợn hơi tăng mạnh. Sau đó, giá lợn hơi sẽ giảm bình thường trở lại khi các doanh nghiệp chế biến đã sản xuất đủ lượng hàng cung ứng cho dịp Tết.
Bên cạnh nhu cầu từ các doanh nghiệp chế biến giảm, nguồn cung lợn tăng cũng góp phần khiến giá lợn hơi giảm. Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn tránh việc nuôi hai tuần trong Tết vì phải chờ đến ngoài rằm tháng Giêng mới có thể bán được. Do đó, các doanh nghiệp sẽ tranh thủ xuất chuồng lợn sớm hơn.
Đơn cử, trước đây nếu tiêu chuẩn xuất chuồng là 100 kg/con thì nay, để tránh việc phải chăn nuôi trong Tết, người chăn nuôi bán cả những con đạt khoảng 80 kg. Điều này khiến cho nguồn cung tăng lên và kéo theo giá lợn hơi giảm.
Ngoài ra, dịch Covid-19 tái phát, học sinh, sinh viên nghỉ học sớm, nhiều nhà máy cũng cho công nhân nghỉ sớm, khiến lượng tiêu thụ sụt giảm đáng kể, kéo giá lợn hơi giảm mạnh.

-
Việt Nam tăng nhập khẩu sữa từ New Zealand, Australia -
Chặn gian lận xuất xứ với hàng xuất khẩu -
Hà Nội kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4, sức mua dự kiến tăng vọt -
Vui hết nấc, ăn hết mình, chơi hết lễ với “vũ trụ trải nghiệm” Vincom -
Bộ Công thương yêu cầu thương nhân cung ứng đủ xăng dầu dịp lễ 30/4-1/5 -
Đưa cà phê Việt tiến sâu vào thị trường tỷ dân -
Trải nghiệm đặc quyền tinh hoa cùng thẻ SASCO Airport Lounge Privilege
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)