![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/chicong/2025/02/10/kien-toan-ban-chi-dao-quoc-gia-ve-oda-va-von-vay-uu-dai1739192063.jpeg)
-
Kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi
-
Chính thức thông vốn tín dụng 2.500 tỷ đồng cho tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng
-
Bình Định điều chỉnh quy hoạch khu vực đầm Đề Gi để phục vụ du lịch cao cấp
-
Đầu tư gần 3.732 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Đồng Phúc, tỉnh Bắc Giang
-
Quyền Chủ tịch Quảng Trị yêu cầu đẩy nhanh thực hiện các dự án điện lực
![]() |
Phiên họp chiều 10/2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội . |
Chiều 10/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
Trình bày nội dung này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho hay, hiện tại, vốn điều lệ Công ty mẹ - VEC rất thấp (1.115 tỷ đồng) so với quy mô đầu tư (khoảng 108.865 tỷ đồng), do đó VEC gặp khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn để đầu tư các dự án đường bộ cao tốc, đảm bảo hoàn thành Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021 - 2025,
Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 (nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025 là 14.890 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 là 17.053 tỷ đồng), đặc biệt đối với nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp như nguồn vốn vay thương mại, phát hành trái phiếu công trình. Mặt khác, ghi nhận vốn góp của chủ sở hữu Nhà nước thông qua giá trị tài sản hình thành từ hoạt động đầu tư, tăng cường phát huy hiệu quả nguồn vốn nhà nước đầu tư, tạo điều kiện cho VEC phát triển bền vũng; tăng cường năng lực tài chính, đảm bảo thực hiện cam kết với khách hàng, đối tác tài chính, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng, đảm bảo cơ sở thực hiện khấu hao, hạch toán kế toán đối với tài sản là đường bộ cao tốc, phát huy vai trò nòng cốt/dẫn dắt trong hoạt động đầu tư/quản lý khai thác, vận hành đưòng bộ cao tốc.
Như vậy, việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC là cần thiết và cấp bách, thực hiện đúng chủ trương/nhiệm vụ được giao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, ông Thắng báo cáo.
Tại tờ trình, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép sử dụng số vốn đầu tư công đã giao kế hoạch cho Bộ Giao thông vận tải để đầu tư dự án số tiền 36.689 tỷ đồng, trong đó 10.062 tỷ đồng vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước, 24.127 tỷ đồng vốn ODA tại các dự án thực hiện theo hình thức chuyển vốn vay về cho vay lại thành cấp phát ngân sách nhà nước, 2.500 tỷ đồng vốn cấp phát ngân sách nhà nước cho dự án Nội Bài – Lào Cai và Cầu Giẽ - Ninh Bình, để chuyển thành cấp vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC.
Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC giai đoạn 2024-2026 là 38.251 tỷ đồng, bao gồm 1.562 tỷ đồng từ Quỹ Đầu tư phát triển tại doanh nghiệp và 36.689 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước (vốn đầu tư công đã giao kế hoạch cho Bộ Giao thông vận tải để đầu tư 5 dự án đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư và đã được giải ngân).
Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội nhất trí với sự cần thiết việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC.
Nhưng, để bảo đảm đầy đủ căn cứ chính trị và căn cứ pháp lý trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương tăng vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC từ nguồn vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành cấp phát ngân sách nhà nước thì nội dung này cần báo cáo và được cấp có thẩm quyền đồng ý về chủ trương, Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh báo cáo.
Thường trực Ủy ban thẩm tra kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ báo cáo cơ quan có thẩm quyền phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024-2026 (38.251 tỷ đồng) cho Công ty mẹ - VEC, trong đó có việc sử dụng số tiền 36.689 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước đã giải ngân đầu tư xây dựng 5 dự án đường bộ cao tốc để tăng vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC.
Trên cơ sở ý kiến đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, Chính phủ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ bổ sung để trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương tăng vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 (tháng 2/2025).
Sau khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, cần thiết phải bổ sung vốn điều lệ để tạo điều kiện cho VEC phát triển bền vững. Ông Hải đề nghị Chính phủ khẩn trương xin ý kiến của cấp có thẩm quyền để hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội.
![](https://media.baodautu.vn/thumb_x235x140/Images/anhminh/2025/02/03/chinh-phu-chinh-thuc-trinh-quoc-hoi-bo-sung-38251-ty-dong-von-dieu-le-cho-vec1738572496.jpg)
-
Cần thiết bổ sung vốn điều lệ để VEC phát triển bền vững -
Quyền Chủ tịch Quảng Trị yêu cầu đẩy nhanh thực hiện các dự án điện lực -
Kon Tum phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2025 -
Thành phố Huế công bố mở cảng cá Thuận An, chính thức đưa vào hoạt động -
Gợi mở thêm giải pháp để GDP tăng trên 8% -
Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ quay trở lại -
Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2025: Đón làn sóng lớn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/2
-
2 Góc nhìn TTCK tuần 10-14/2: Kiểm định kháng cự mạnh 1.280 - 1.300 điểm
-
3 Ngân hàng Nhà nước hút ròng trở lại sau tháng bơm ròng mạnh trước Tết
-
4 TP.HCM không chuyển Khu công nghiệp Phong Phú thành khu đô thị
-
5 Lãng phí ngàn tỷ từ các dự án hạ tầng chậm tiến độ - Bài 1: Dự án dừng thi công, tiền lãi phát sinh ngàn tỷ đồng
-
Acecook Happiness Concert - Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc
-
Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
-
BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
-
Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
-
Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
-
Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI