-
Đầu năm, niều dự án nghìn tỷ được đưa vào hoạt động ở Quảng Nam -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay giai đoạn 2 cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh -
Dừng đầu tư hạng mục tuyến tránh TP. Bảo Lộc theo hình thức hợp đồng BT
Một đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành đang được VEC đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện. |
Chính phủ vừa có Tờ trình số 50/TTr – CP gửi Quốc hội về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 – 2026 của Công ty mẹ - VEC.
Cụ thể, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép sử dụng số vốn đầu tư công đã giao kế hoạch cho Bộ GTVT để đầu tư dự án số tiền 36.689 tỷ đồng, trong đó 10.062 tỷ đồng vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước, 24.127 tỷ đồng vốn ODA tại các dự án thực hiện theo hình thức chuyển vốn vay về cho vay lại thành cấp phát ngân sách nhà nước, 2.500 tỷ đồng vốn cấp phát ngân sách nhà nước cho dự án Nội Bài - Lào Cai và Cầu Giẽ - Ninh Bình, để chuyển thành cấp vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC.
Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Công ty mẹ VEC giai đoạn 2024-2026 là 38.251 tỷ đồng, bao gồm 1.562 tỷ đồng từ Quỹ Đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, 36.689 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước (vốn đầu tư công đã giao kế hoạch cho Bộ GTVT để đầu tư 5 dự án đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư và đã được giải ngân).
Được biết 5 dự án đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư gồm: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài – Lào Cai, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Đà Nẵng – Quảng Ngãi và Bến Lức – Long Thành.
Hiện Công ty mẹ - VEC có số vốn điều lệ 1.115 tỷ đồng, trong trường hợp được Quốc hội cho phép bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 – 2026 như Nghị quyết số 19, Công ty mẹ - VEC sẽ có số vốn điều lệ là 39.366 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Chính phủ, vốn điều lệ Công ty mẹ - VEC rất thấp (1.115 tỷ đồng) so với quy mô đầu tư (khoảng 108.865 tỷ đồng), do đó VEC gặp khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn để đầu tư các dự án đường bộ cao tốc, đảm bảo hoàn thành Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 (nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025 là 14.890 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 là 17.053 tỷ đồng), đặc biệt đối với nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp như nguồn vốn vay thương mại, phát hành trái phiếu công trình.
Mặt khác, ghi nhận vốn góp của chủ sở hữu Nhà nước thông qua giá trị tài sản hình thành từ hoạt động đầu tư, tăng cường phát huy hiệu quả nguồn vốn nhà nước đầu tư, tạo điều kiện cho VEC phát triển bền vững; tăng cường năng lực tài chính, đảm bảo thực hiện cam kết với khách hàng, đối tác tài chính.
Bên cạnh đó, việc bổ sung vốn điều lệ còn giúp VEC nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng, đảm bảo cơ sở thực hiện khấu hao, hạch toán kế toán đối với tài sản là đường bộ cao tốc, phát huy vai trò nòng cốt/dẫn dắt trong hoạt động đầu tư/quản lý khai thác vận hành đường bộ cao tốc.
Cần phải nói thêm rằng, VEC là doanh nghiệp nhà nước (do nhà nước là chủ sở hữu) được thành lập năm 2004 với ngành nghề kinh doanh chính là đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì và tổ chức thu phi các tuyến đường bộ cao tốc quốc gia.
Tính đến cuối tháng 12/2024, đơn vị này đã làm chủ đầu tư 5 dự án đường bộ cao tốc (550 km với tổng mức đầu tư 108.865 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm 44.4%, nguồn vốn VEC huy động chiếm 55,6%).
Theo Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển đến năm 2025 đã được Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt, VEC sẽ cân đối từ nguồn vốn chủ sở hữu thay thế nguồn vốn đầu tư công thực hiện Dự án đường bộ cao tốc Bến Lức - Long Thành (7.547,57 tỷ đồng); đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành (15.000 tỷ đồng); đầu tư mở rộng đoạn cao tốc Yên Bái - Lào Cai (7.000 tỷ đồng).
Ước tính tổng mức đầu tư dự kiến của VEC cho các dự án nói trên trong giai đoạn 2021-2025 là 14.890 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 là 17.053 tỷ đồng.
-
Khát vọng cháy bỏng ở “khúc ruột" miền Trung -
Khánh Hòa tận dụng cơ chế đặc thù khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển -
Thủ tướng kiểm tra tiến độ hàng loạt dự án trọng điểm phía Nam ngày mùng 4 Tết -
Bình Dương trao giấy chứng nhận đầu tư hàng loạt dự án ngày mùng 4 Tết -
Thủ tướng phát lệnh khởi công xây dựng cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành -
Quảng Ngãi: Tầm nhìn đột phá cho sứ mệnh vươn mình -
Tháng 1/2025, Tây Ninh thu hút 3 dự án FDI với tổng vốn hơn 100 triệu USD
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng