-
Cổ phiếu Dược Hà Tây tăng giá gấp 4 lần, cổ đông Nhật tiếp tục muốn gom thêm -
Từ 1/1/2025 - 30/6/2025: Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng -
Ngập trong thua lỗ, Xi măng Công Thanh lĩnh thêm án phạt hơn 500 triệu đồng -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 12: Tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng cổ phiếu -
TCBS tiếp tục muốn tăng vốn lên hơn 20.000 tỷ đồng -
Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam thu 1.746 tỷ đồng trong 9 tháng
Nhịp rung lắc có thể xuất hiện do ảnh hưởng của kỳ đáo hạn hợp đồng tương lai
Nhận định về thị trường chứng khoán tuần 14/6-18/6, bộ phận phân tích của Chứng khoán SSI lưu ý về việc hợp đồng VN30F2106 (hợp đồng đáo hạn vào tháng 6/2021 của chỉ số VN30) sẽ có phiên giao dịch cuối cùng vào ngày 17/06.
Nguyên nhân bởi kỳ đáo hạn hợp đồng tương lai thường mang lại tâm lý thận trọng cho nhà đầu tư do quá khứ thường ghi nhận những biến động mạnh của chỉ số VN30 cũng như VN Index trong tuần đáo hạn. Diễn biến này xuất phát từ hoạt động giao dịch chênh lệch giá (arbitrage) của một bộ phận nhà giao dịch.
Hoạt động abitrage có thể tác động tích cực hoặc kém tích cực tới VN30 tùy thuộc vào vị thế trước đáo hạn của các nhà giao dịch. Mô hình phân tích của SSI Research đang cho thấy các nhà giao dịch tổ chức đang nắm giữ vị thế Long cơ sở (tham gia thị trường tương lai ở tư cách bên mua) với quy mô gần 1.000 tỷ đồng trước đáo hạn, và nhóm này thường có 2 lựa chọn khi kỳ đáo hạn đến, hoặc đóng vị thế, hoặc chuyển sang hợp đồng mới (hợp đồng tháng 7). Trong quá khứ, hoạt động đóng vị thế thường xuyên diễn ra và diễn biến này có thể xuất hiện từ các phiên trước chứ không tập trung vào ngày đáo hạn. Hoạt động đóng vị thế này sẽ tạo ra những ảnh hưởng tới vận động của VN30 và qua đó là VN-Index.
“Các nhịp rung lắc, hiệu chỉnh có thể xuất hiện trong quá trình đi lên của chỉ số do ảnh hưởng của kỳ đáo hạn hợp đồng tương lai”, chuyên gia phân tích từ Chứng khoán SSI nhận định. Đánh giá chung cho tuần giao dịch thứ ba của tháng 6, công ty chứng khoán này cho rằng, VN Index có thể hướng về vùng đỉnh cũ 1.374 điểm và xa hơn là vùng mục tiêu 1.400 điểm.
Cũng đưa ra quan điểm khá tích cực, Chứng khoán MB (MBS) cho rằng, thị trường đang thể hiện tâm lý rất mạnh dù lượng hàng bắt đáy sẽ về tài khoản trong phiên đầu tuần sau. Tâm lý tích cực này có thể tiếp tục lan tỏa trong phiên tới đây giúp thị trường trở lại đường đua chinh phục đỉnh 1.400 điểm. Quá trình đảo chiều xung quanh mốc 1.300 điểm ở tuần trướclà bước tạo đà để thị trường vào sóng tăng mới. MBS cũng cho rằng với đà tăng mạnh mẽ như hiện nay thị trường có thể hướng tới mục tiêu 1.400 trong những phiên sắp tới.
Trong khi đó, Chứng khoán BIDV (BSC) lại thận trọng hơn khi nhìn vào xu hướng của giá trị giao dịch thời gian gần đây. BSC cho rằng việc thanh khoản thị trường hiện đang có chiều hướng giảm dần đang phản ánh các nhà giao dịch đang có tâm lý thận trọng nhất định ở thời điểm hiện tại.
“VN-Index đang có chiều hướng hoàn thành sóng Elliott thứ (V) và có thể sẽ bước sang giai đoạn đi ngang. Theo đánh giá của chúng tôi, VN-Index trong tuần tiếp theo nhiều khả năng sẽ tiếp tục vận động trong khu vực 1.330-1.370 điểm”, báo cáo của BSC cho hay.
Đánh giá về thanh khoản thị trường, Chứng khoán SSI cũng cho rằng, khối lượng giao dịch mặc dù chưa quay lại trên mức bình quân 20 ngày do tâm lý thận trọng của một bộ phận nhà đầu tư sau nhịp biến động. Tuy nhiên, từ góc nhìn kỹ thuật, Chứng khoán SSI cho rằng lực cầu phản ứng tích cực khi VN-Index lùi về các vùng giá thấp.
Cơ cấu lại danh mục của hai quỹ ETF: Khối ngoại có giữ được đà mua ròng?
Cuối tuần trước, MVIS Vietnam đã công bố kết quả của kỳ đảo danh mục quý II/2021 với 6 mã chứng khoán Việt Nam được thêm mới gồm PDR, VCI, STB, HSG, APH và HNG. Trước đó, với việc quy mô vốn hóa và thanh khoản cải thiện đáng kể, SSI Research cũng dự báo số lượng cổ phiếu đạt đủ các tiêu chí sàng lọc kỳ này gia tăng mạnh, nhưng cũng chỉ cho rằng có thêm 4 cổ phiếu mới.
Sau khi hoàn tất cơ cấu danh mục (từ 14/6 đến 18/6), danh mục của MVIS Vietnam Index sẽ có 36 mã chứng khoán, gồm 22 cổ phiếu Việt Nam. Tỷ trọng của các cổ phiếu Việt Nam trong danh mục mới tăng từ mức 65,19% tại kỳ review quý I/2021 lên 69,22%.
MVIS Vietnam và FTSE Vietnam ETF thông thường đều sẽ hoàn tất giao dịch cơ cấu vào cuối tuần này. Theo tính toán của Chứng khoán BIDV (BSC) dựa trên dữ liệu chốt ngày 28/5, HSG, PDR và STB được mua thêm trên 10 triệu USD. Ở chiều ngược lại, HPG và NVL lại bị bán mạnh, theo dự báo, lần lượt là 23,2 triệu USD và 12,4 triệu USD. BSC cho rằng hai quỹ ETF ngoại trên giải ngân tổng cộng 19,6 triệu USD trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong kỳ đảo danh mục quý II.
Khối ngoại đã phát tín hiệu mua trong hai phiên cuối tuần trước nhưng vẫn chưa thể chấm dứt chuỗi 6 tuần liên tiếp bán ròng. Nếu so với quy mô bán ròng một số phiên trên nghìn tỷ đồng, lượng mua ròng ước tính trên của hai quỹ ETF vẫn có thể bị lép về. Dù là một động lực quan trọng, vẫn chưa thể chắc chắn kỳ đảo danh mục của hai quỹ ETF sắp tới sẽ kéo theo sựtrở lại của dòng vốn ngoại. Nhất là khi tình trạng nghẽn lệnh trên sàn HoSE – một trong những điều khiến nhiều tổ chức nước ngoài e ngại vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Cũng trong tuần, giới đầu tư trong nước và quốc tế tập trung sự chú ý và cuộc họp chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 15 và 16/06 tới. Theo Chứng khoán SSI, nội dung đáng chú ý trong kỳ họp này là quan điểm của Fed về rủi ro lạm phát cũng như khả năng điều chỉnh chính sách nới lỏng tiền tệ hiện đang áp dụng. Cuộc họp lần này cũng sẽ công bố là bảng dự báo kinh tế vĩ mô Hoa Kỳ và bảng dự báo khung lãi suất.
Tuần trước, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tháng 5 đã được đã công bố với mức tăng 5% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng nhanh nhất kể từ 8/2008 và cũng cao hơn nhiều con số 4,2% của tháng 4 liền trước. Lạm phát cơ bản tháng 5 tăng 3,8% so với cùng kỳ, sau khi tăng 3% trong tháng trước. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng đã công bố chính sách tiền duy trì điều hành theo hướng nới lỏng. ECB cũng sẽ tăng tốc thu mua tài sản theo gói PEPP trong những tháng còn lại của 2021.
-
Tăng cường đôn đốc thu ngân sách đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 -
Cổ phiếu Dược Hà Tây tăng giá gấp 4 lần, cổ đông Nhật tiếp tục muốn gom thêm -
Từ 1/1/2025 - 30/6/2025: Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng -
Ngập trong thua lỗ, Xi măng Công Thanh lĩnh thêm án phạt hơn 500 triệu đồng
-
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 12: Tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng cổ phiếu -
TCBS tiếp tục muốn tăng vốn lên hơn 20.000 tỷ đồng -
VN-Index tăng hơn 8 điểm, lấy lại mốc 1.250 điểm -
Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam thu 1.746 tỷ đồng trong 9 tháng -
Sắp có bộ chỉ số đo lường tiêu chí quản trị công ty -
Bảo hiểm Quân đội được chấp thuận chào bán ra công chúng hơn 259 triệu cổ phiếu -
M&A công ty chứng khoán: “Đơn đặt mua” vẫn đều
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/12 -
2 Cuối tháng 12/2024 có thể có kết quả tinh gọn bộ máy của Quốc hội -
3 Quyết định đầu tư đại dự án đường sắt tốc độ 350 km/h, sơ bộ vốn 1.713.548 tỷ đồng -
4 Quyết định thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại trên toàn quốc -
5 Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng
- C.P. Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín tại lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024
- Coteccons được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất tại CSI 2024
- Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư
- Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh các giọng ca xuất sắc nhất
- Sơn Hoà Bình tái định vị doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024