-
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nhận thầu 1.426 tỷ đồng từ thành viên Becamex IDC -
Doanh nghiệp bất động sản tấp nập phát hành trái phiếu dịp cuối năm -
Công ty Cảng Phước An muốn đầu tư 7.572,5 tỷ đồng vào phân kỳ 2 dự án cảng Phước An -
Kinh doanh khó khăn, PLC xin giảm hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm -
Vinafood II muốn bầu thêm thành viên Hội đồng quản trị -
PVS - tâm điểm rút ròng của khối ngoại
SSIT nợ 5 tổ chức tín dụng tổng nợ gốc vay số tiền 47,7 triệu USD. |
Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn (mã SGP) hoàn tất lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản phê duyệt chủ trương hỗ trợ tài chính cho Công ty TNHH Liên doanh dịch vụ container quốc tế Cảng Sài Gòn - SSA (Liên doanh SSIT) bằng hình thức cho vay số tiền 24 triệu USD để tái cấu trúc. Khoản tiền trên xấp xỉ 585 tỷ đồng, tương đương 22,5% quy mô vốn điều lệ và gần 11% tổng tài sản của Cảng Sài Gòn.
Dù không đạt được sự nhất trí tuyệt đối, tỷ lệ tán thành vẫn đạt mức thông qua. Cụ thể, đã có 25 phiếu đại diện cho 68,8% lượng cổ phiếu đang lưu hành tán thành phương án cấp khoản vay cho liên doanh, trong khi có 2 phiếu không tán thành (7,44%) và 10 phiếu không có ý kiến (9,4%). Cổ đông lớn nhất sở hữu 65,45% vốn của Cảng Sài Gòn là Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) đã chấp thuận. Ngoài Vinalines, VPBank và VietinBank cũng là hai cổ đông lớn, lần lượt sở hữu 7,44% và 9,07% kể từ sau khi Cảng Sài Gòn cổ phần hóa năm 2015. Dựa trên tỷ lệ kiểm phiếu, các cổ đông lớn khác đều có ý kiến không tán thành đối với phương án hỗ trợ tài chính trên.
SSIT là liên doanh giữa ba thành viên góp vốn gồm Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (nắm 11,07% vốn điều lệ), Cảng Sài Gòn (nắm 38,93% vốn điều lệ) và Công ty TNHH SSA Holding International Việt Nam (nắm 50% vốn điều lệ). Dù liên doanh được góp vốn bởi 3 thành viên, nhưng chỉ có 2 thành viên tham gia hỗ trợ gồm Cảng Sài Gòn và SSA Holding International Việt Nam. Mỗi bên chia đều hỗ trợ 24 triệu USD trong mức tổng 48 triệu USD mà Công ty Liên doanh SSIT cần hỗ trợ tài chính.
Dự án Cảng SSIT được xây dựng từ năm 2006, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã khiến dự án “ngủ đông” đến năm 2016. Liên doanh SSIT được đưa vào khai thác container trở lại từ năm 2018 cho đến nay.
“Từ năm 2019 đến nay, Công ty Liên doanh SSIT đang hoạt động ổn định và bắt đầu có lợi nhuận sau thuế. Mỗi năm, công ty đạt được sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, dòng tiền thu xếp để trả nợ vay cho các tổ chức tín dụng vẫn không thể kịp đáp ứng thời hạn theo lịch trả nợ”, phía Cảng Sài Gòn cho hay.
Cụ thể, về khoản nợ đáo hạn chưa thu xếp đủ vốn để thanh toán, đến thời điểm ngày 31/08/2022, Liên doanh SSIT còn nợ 5 tổ chức tín dụng tổng nợ gốc vay số tiền 47,7 triệu USD (trong đó 43,2 triệu USD nợ quá hạn). Theo lịch trả nợ vay, trước ngày 15/12/2022, Liên doanh SSIT phải trả nợ dứt điểm tổng số tiền 47,7 triệu USD.
Do đó, theo Cảng Sài Gòn, trước thời điểm ngày 15/12/2022, các thành viên góp vốn vào Công ty Liên doanh SSIT và các tổ chức tín dụng cần thống nhất được phương án tái cơ cấu nợ vay (giãn nợ gốc vay hay trả dứt điểm nợ 1 lần) của Công ty Liên doanh SSIT. Nếu sau ngày 15/12/2022, các thành viên góp vốn và các tổ chức tín dụng không thống nhất được phương án tái cơ cấu nợ vay của Công ty Liên doanh SSIT sẽ dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý, rủi ro không lường trước được.
Giải trình với các cổ đông, Chủ tịch HĐQT Huỳnh Văn Cường nhấn mạnh việc Cảng Sài Gòn hỗ trợ tài chính cho Công ty Liên doanh SSIT vay vốn để trả nợ vay dứt điểm cho các tổ chức tín dụng là thật sự cần thiết, vô cùng quan trọng, cấp bách và là phương án phù hợp, tốt nhất hiện nay. Liên doanh SSIT sẽ thoát khỏi tình trạng vi phạm nghĩa vụ trả nợ và không còn đối diện với nhiều hậu quả pháp lý, rủi ro với các tổ chức tín dụng, đảm bảo tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh ổn định, tồn tại và mang lại lợi ích cho các thành viên góp vốn.
Ngoài ra, người đứng đầu Cảng Sài Gòn còn kỳ vọng sau khi SSIT trả dứt điểm nợ vay cho các tổ chức tín dụng và không còn bị kiểm soát dòng tiền, công ty sẽ thanh toán các khoản nợ tiền thuê cơ sở hạ tầng đất còn tồn đọng, trì hoãn cho Cảng Sài Gòn nhiều năm qua là 10.600.000 USD (các năm 2012, 2019, 2020, 2021) và tiền thuê đất năm 2022 là 3.500.000 USD dự kiến sẽ trả trong quý I/2023. Trong trường hợp này, Cảng Sài Gòn được hoàn nhập trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và tăng lợi nhuận.
Nguồn huy động vốn hỗ trợ tài chính được Cảng Sài Gòn sử dụng từ vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp để hỗ trợ tái cấu trúc tài chính Công ty Liên doanh SSIT. Khoản hỗ trợ tài chính trên thực hiện trong thời gian 3 năm nhưng có thể gia hạn thêm 1 năm.
-
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nhận thầu 1.426 tỷ đồng từ thành viên Becamex IDC -
Doanh nghiệp bất động sản tấp nập phát hành trái phiếu dịp cuối năm -
Công ty Cảng Phước An muốn đầu tư 7.572,5 tỷ đồng vào phân kỳ 2 dự án cảng Phước An -
Vinpearl dự kiến IPO trước cuối quý I/2025, huy động hơn 5.000 tỷ đồng
-
Saigonres tiếp tục lên kế hoạch tham vọng lãi 365 tỷ đồng trong năm 2025 -
Bị phạt vì tự thay đổi phương án sử dụng vốn -
Kinh doanh khó khăn, PLC xin giảm hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm -
Vinafood II muốn bầu thêm thành viên Hội đồng quản trị -
PVS - tâm điểm rút ròng của khối ngoại -
SCIC muốn thoái vốn, TTL bật tăng trần 3 phiên liên tiếp -
Concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Anh trai Say Hi" bùng nổ, nhà sản xuất và nhà tài trợ hưởng lợi thế nào?
-
1 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 5: Kim chỉ nam cho mũi đột phá hạ tầng giao thông -
2 Bất động sản 2025 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn năm 2024; Người trúng đấu giá lô đất 262 triệu đồng/m2 đã nộp nửa tiền -
3 Nhà ở xã hội bắt đầu ra hàng -
4 Chuẩn bị chuyển giao bắt buộc tiếp 2 ngân hàng yếu; lãi suất tiếp tục tăng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/12
- 200 cửa hàng Jollibee - Hành trình lan tỏa niềm vui đến người tiêu dùng Việt Nam
- Taseco thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (kỳ 3)
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự xếp hạng 55 trong “Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam năm 2024”
- Trung tâm hỗ trợ K-seafood: Nâng tầm thủy sản Hàn Quốc ra thế giới
- Tôn Nam Kim - Top 10 Nơi làm việc tốt nhất ngành vật liệu xây dựng năm 2024
- Đồng hành phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành quản lý đô thị