-
Xây dựng cầu Hiếu Liêm phục vụ mở rộng Nhà máy thuỷ điện Trị An -
Gia Lai khởi sắc từ hoạt động của khu kinh tế, khu công nghiệp -
Phát động thi đua 365 ngày đêm thi công dự án đường vành đai 3 đoạn qua TP.HCM -
Sẽ có 8 trạm dừng nghỉ cao tốc tạm được đưa vào khai thác trong dịp Tết 2025 -
Quảng Trị cho chủ trương các dự án mới đề xuất tại Khu kinh tế Đông Nam -
Đồng Tháp quyết tâm triển khai hiệu quả Quy hoạch tỉnh
Thi công cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau. |
Đây là đánh giá của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng trong Thông báo số 31/TB- BGTVT tại buổi làm việc với Ban quản lý dự án Mỹ Thuận và các nhà thầu về Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau hôm 30/1/2023.
Theo người đứng đầu Bộ GTVT, Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư có tiến độ hoàn thành trong năm 2025.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, sự cố gắng, nỗ lực của các nhà thầu thi công, tư vấn, các ban quản lý dự án, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, đến nay, 10/12 dự án thành phần đoạn từ tỉnh Hà Tĩnh đến tỉnh Khánh Hòa cơ bản bám sát kế hoạch, một số đoạn có thể hoàn thành đưa vào khai thác vượt tiến độ.
Tuy nhiên, 2 dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau đến nay chậm tiến độ khoảng 6 tháng so với yêu cầu. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, đầu tiên là do tình trạng thiếu hụt nguồn vật liệu cát đắp tại cả 2 dự án.
Cụ thể, nguồn cát đắp yêu cầu của 2 dự án trong năm 2023 là 9,1 triệu m3, đến nay mới bố trí được 6,6 triệu m3 và khai thác được khoảng 2 triệu m3; các địa phương vẫn chưa xác định đủ nguồn cát (trừ tỉnh Đồng Tháp) và công suất khai thác, cung ứng chưa đáp ứng nhu cầu. (
Hai là công tác giải phóng mặt bằng tuyến chính tuy đã đạt 99,5% (tiếp cận thi công được đạt 95%), tuyến nối đạt 95,4% nhưng vẫn còn một số vị trí chưa bàn giao mặt bằng thuộc vị trí đường tiếp cận vận chuyển vật liệu (đoạn 3km qua tỉnh Kiên Giang không thi công được đường công vụ).
Cùng với đó, nhiều hạng mục, công trình trên tuyến không có vướng mắc nhưng một số nhà thầu triển khai thi công chậm (mới thi công 87/120 cầu có mặt bằng; mới đắp nền đường công vụ được 85,15/117,81km…). Một số nhà thầu còn có tâm lý chờ đợi sự hỗ trợ của chủ đầu tư, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo hợp đồng, chưa chủ động làm việc với các địa phương để có mỏ vật liệu cung cấp cho dự án.
Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý dự án còn chưa cao (sản lượng của Dự án Cần Thơ - Cà Mau cho đến nay đạt 20,8%); còn chưa thực sự quyết liệt thực hiện nhiệm vụ là củ đầu tư theo quy định.
Để 2 dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau cơ bản hoàn thành trong năm 2025 theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT yêu cầu Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, các nhà thầu thi công, Nhà thầu tư vấn và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung thực hiện nhiệm vụ với tinh thần, trách nhiệm cao nhất, tuyệt đối không được né tránh, đùn đẩy.
Theo đó, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan của địa phương đẩy nhanh công tác đền bù, di dời hạ tầng kỹ thuật để sớm bàn giao toàn bộ mặt bằng cho 2 dự án, hoàn thành các khu tái định cư để bố trí chỗ ở cho các hộ dân bị ảnh hưởng; khẩn trương làm việc với tỉnh Kiên Giang để giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.
Đơn vị này phải chỉ đạo, phối hợp với các nhà thầu chưa có mỏ vật liệu làm việc với các sở, ngành của địa phương (An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long,…) để được tiếp cận, khảo sát, đánh giá trữ lượng, chất lượng và hoàn tất các thủ tục giao mỏ cát theo quy định để sớm đưa vào khai thác.
Đối với các mỏ vật liệu đang khai thác, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận chỉ đạo các nhà thầu phối hợp với các sở, ngành liên quan của các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long để được xem xét phương án khai thác tối đa công suất hoạt động của thiết bị, phương tiện và thời gian khai thác trong ngày. Đồng thời, tiến hành rà soát, đánh giá lại nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường để có phương án điều chỉnh tăng công suất khai thác các mỏ (nếu đủ điều kiện). Nghiên cứu phương án điều phối vật liệu cát đắp tại các cao tốc trục ngang và một số dự án có kế hoạch hoàn thành chậm hơn để ưu tiên cho đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Đối với vật liệu cát biển, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Ban quản lý dự án Mỹ Thuận chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường xây dựng quy trình, tiến độ khai thác cát biển và xác định khu vực thi công thí điểm mở rộng tại phạm vi phù hợp của dự án; phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và đơn vị liên quan chủ động chuẩn bị thủ tục giao mỏ cát biển cho nhà thầu khai thác để có thể thực hiện được ngay khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Đặc biệt, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận với thẩm quyền, trách nhiệm chủ đầu tư dự án phải chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm theo quy định hợp đồng và quy định pháp luật.
“Giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận khẩn trương rà soát, khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra; bố trí nhân sự có năng lực, kinh nghiệm, phân công nhiệm vụ rõ ràng để thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền của chủ đầu tư, quản lý dự án. Giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng Bộ GTVT và pháp luật về tiến độ, chất lượng công trình”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh.
-
Quảng Trị cho chủ trương các dự án mới đề xuất tại Khu kinh tế Đông Nam -
Đồng Tháp quyết tâm triển khai hiệu quả Quy hoạch tỉnh -
TP.HCM nên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào ngành nào? -
Hé lộ lý do phải điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Đầu tư hơn 1.467 tỷ đồng xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Xuân Cẩm - Hương Lâm giai đoạn 1 -
Vĩnh Phúc tập huấn nâng cao nghiệp vụ xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp -
Hải Phòng thu hút 4,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2024
-
1 Thủ tướng: Ngành Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phát huy tinh thần "5 tiên phong" -
2 Hải Phòng thu hút 4,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2024 -
3 Toàn ngành Kế hoạch - Đầu tư và Thống kê đang đứng trước thời khắc lịch sử mới của đất nước và của ngành -
4 Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải sau hợp nhất sẽ giảm 41% số đầu mối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/12
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion