-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) |
Nợ xấu ngân hàng trong các lĩnh vực rủi ro thực sự đứng ở mức bao nhiêu và sẽ còn gia tăng cỡ nào trong thời gian tới?, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) đặt vấn đề khi tham gia thảo luận về kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Phiên thảo luận toàn thể đầu tiên của Quốc hội về kinh tế, xã hội, ngân sách sáng 1/6 có sự tham dự của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, như thường lệ, vẫn ở vị trí chủ tọa kỳ họp.
Các vị lãnh đạo cao nhất của đất nước chăm chú lắng nghe những ý kiến đầu tiên trong danh sách gần 150 vị đăng ký phát biểu, ngay từ đầu giờ sáng.
Chỉ chọn một nội dung kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng để nêu chính kiến, đại biểu Hà Sỹ Đồng thể hiện sự đồng tình với nhận định của Ngân hàng Nhà nước, của Chính phủ, cũng như của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ở điểm: “Kết quả xử lý nợ xấu chưa thực sự vững chắc, thực trạng nợ xấu cho thấy nền kinh tế vẫn tiềm ẩn rủi ro và nợ xấu ngân hàng có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới”.
Sau đó, vị đại biểu là thành viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nói ông muốn "làm rõ thêm những nguyên nhân chính yếu dẫn tới thực trạng trên, thay vì chỉ là vài lý do khách quan và chung chung được đề cập trong các báo cáo liên quan. Từ đó, củng cố cho “sự cần thiết” và “tính ngoại lệ” phải kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 thí điểm xử lý nợ xấu tới cuối năm 2023".
Theo đại biểu, trong suốt 2 năm trời đại dịch Covid-19 hoành hành, vấn đề duy trì chính sách “tiền rẻ”, “tiền lỏng”, bên cạnh những mặt cấp thiết, tích cực của nó là những hệ lụy khó tránh khỏi. Đó là một phần đáng kể của dòng tiền “dễ dãi” này đã và đang tìm tới các kênh đầu cơ vào nhóm tài sản rủi ro, không được khuyến khích, khiến vấn đề “bong bóng” ở một số lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp “ba không” và nhiều tài sản tài chính khác, … ít hay nhiều, nhẹ hay nặng, chắc chắn đã xuất hiện.
Và mới đây, khi các cơ quan hữu trách ra tay xử lý chọn điểm, lập tức những thị trường này co xẹp lại và rơi vào trầm lắng một cách bất thường. Nhận định như trên, ông Hà Sỹ Đồng nêu thực tế, có những phiên thị trường chứng khoán lao dốc, vốn hóa “bay hơi” cỡ 1,2 triệu tỷ đồng, thanh khoản thị trường chỉ còn quanh mức 16 nghìn tỷ đồng, thấp xa so thời đỉnh điểm đạt tới 50 nghìn tỷ đồng.
Câu hỏi đặt ra là có đúng dòng tiền rẻ từ Ngân hàng Nhà nước bơm ra một phần đáng kể đã tràn vào thị trường chứng khoán nói riêng, thị trường bất động sản và nhiều thị trường tài sản tài chính nói chung, khi mà khu vực kinh tế thực lúc đó đang bị co hẹp hay không? Đòn bẩy tài chính mà các nhà đầu tư sử dụng vốn ngân hàng hoạt động thế nào? Liệu nợ xấu ngân hàng trong các lĩnh vực rủi ro này hiện thực sự đứng ở mức bao nhiêu và sẽ còn gia tăng cỡ nào trong thời gian tới?, đại biểu Hà Sỹ Đồng nêu hàng loạt vấn đề.
"Tất nhiên, những ngành kinh doanh bất động sản, chứng khoán, dịch vụ tài chính-ngân hàng đã kiếm lời lớn suốt thời đại dịch. Theo đó, thu Ngân sách nhà nước từ các lĩnh vực này cũng tăng đột biến, bù đắp rất đáng kể cho những khoản hụt thu từ nhiều lĩnh vực sản xuất. Và đây cũng là một phần câu trả lời cho cho câu hỏi vì sao ngân sách nhà nước vượt xa số báo cáo Quốc hội, trong khi nền kinh tế, doanh nghiệp còn rất khó khăn sau đại dịch, đã được đặt ra trong phiên thảo luận tổ về kinh tế xã hội đầu kỳ họp này", đại biểu Hà Sỹ Đồng nhìn nhận.
Nhưng hệ lụy dễ thấy, dễ hiểu là toàn thị trường tài chính-tiền tệ và tổng thể nền kinh tế đã bị bóp méo và đang gia tăng tích tụ rủi ro, vị đại biểu Quảng Trị nhấn mạnh.
Điều đáng lo, theo đại biểu là tình trạng lạm phát cao toàn cầu, xu hướng đảo chiều chính sách tiền tệ của nhiều ngân hàng trung ương, dẫn đầu là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - Fed, đã khiến thị trường tài chính quốc tế nhiều phen rung lắc mạnh, kéo theo rủi ro và làm tăng tính dễ tổn thương cho hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam. Theo đó, bên cạnh khối nợ khoanh, nợ cơ cấu theo Thông tư 01, 03 và 14 của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phình lên do hệ lụy từ nhiều đợt giãn cách xã hội để phòng chống đại dịch, áp lực nợ xấu còn gia tăng từ khu vực phi sản xuất do rủi ro đảo chiều chính sách.
Bên cạnh đó, nền kinh tế trong nước đang bị “trễ nhịp - lệch nhịp - lạc nhịp” ở mức độ nhất định với kinh tế thế giới và cả khu vực khi mà tiến độ triển khai gói hỗ trợ tài chính - tiền tệ theo Nghị quyết 43/2022/QH15 khá chậm chạp, ách tắc và hiệu quả sẽ không kịp bộc lộ rõ nét trước khi áp lực lạm phát cao xuất hiện, khiến Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước bị kẹt vào tình thế lưỡng nan.
Bối cảnh trong nước và quốc tế đều cho thấy nhận định “… thực trạng nợ xấu cho thấy nền kinh tế vẫn tiềm ẩn rủi ro và nợ xấu ngân hàng có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới” đã khá rõ, bất chấp số liệu vừa được cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước về nợ xấu của các tổ chức tín dụng tới 31/3/2022 chỉ còn khoảng 377,9 nghìn tỷ đồng, chiếm có 5,76% tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế, ông Hà Sỹ Đồng khái quát.
Bởi thế, theo đai biểu, việc cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết thí điểm 42 tới cuối năm 2023 để tránh bị khoảng trống pháp lý, trong thời gian đợi gia cố khung khổ pháp luật về xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo nợ vay trở nên có sức thuyết phục, dù một số ý kiến phân tích khi thảo luận tại tổ là không nên kéo dài thí điểm chính sách mà chỉ ưu tiên cho một lĩnh vực, đẩy khó khăn cho các lĩnh vực khác, không phải là không có cơ sở.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025