-
Khuyến cáo tiêm vắc-xin để phòng chống dịch bạch hầu -
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ -
Tự ý bó lá chữa gãy xương: Bài học từ ca bệnh thuyên tắc phổi nguy hiểm -
Công nghệ 3D giúp loại bỏ biến chứng cho bệnh nhân sau khi thay khớp háng
Nối dài nỗi lo
Theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế, trong quý I/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm làm 3 người tử vong, 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái). Xót xa hơn cả là có nhiều học sinh trở thành nạn nhân của các vụ ngộ độc thực phẩm.
Vừa qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Khánh Hòa có báo cáo kết thúc vụ ngộ độc thực phẩm khiến 12 học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (TP. Nha Trang) ngộ độc, phải nhập viện. Cơ quan chuyên môn xác định, các học sinh này bị ngộ độc do ăn thức ăn mua bên ngoài được bày bán tại vỉa hè.
Trước đó, ngày 4/4, tại Lâm Đồng cũng xảy ra việc 30 học sinh phải nhập viện khám sức khỏe do có các triệu chứng bị ngộ độc sau khi ăn kẹo có mác ghi chữ nước ngoài ở cổng trường. Cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh nguyên nhân của sự việc.
Ông Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin, trong số 5 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại TP. Nha Trang từ đầu năm đến nay, có tới 4 vụ liên quan đến thực phẩm bán ở xung quanh trường học, trong đó ghi nhận 1 ca tử vong.
Không chỉ Nha Trang, ở nhiều địa phương trên cả nước, an toàn thực phẩm xung quanh trường học luôn là vấn đề nóng. Dạo qua khu vực cổng trường học ở bất kỳ đâu cũng thấy, hàng quán mọc lên ngày càng nhiều. Đáng lo ngại, số lượng hàng quán bán thực phẩm không bảo đảm an toàn chiếm tỷ lệ cao. Thực phẩm được bày bán ở đây hầu hết không có nguồn gốc, xuất xứ, không ghi hạn sử dụng. Thế nhưng, những món ăn này vẫn cuốn hút học sinh và trở thành mối nguy hại cho sức khỏe thế hệ tương lai.
Việc liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm của học sinh nghi liên quan đến việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại nhiều địa phương đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi khẩn trương có giải pháp ngăn chặn.
PGS-TS. Trương Tuyết Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia phân tích, sử dụng thực phẩm không an toàn có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Hơn nữa, các chất bảo quản, phụ gia, hóa chất, phẩm màu có trong những loại thực phẩm này thì không ai có thể bảo đảm được về tiêu chuẩn, định lượng và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thêm vào đó, những loại thực phẩm bày bán ở gánh hàng rong đều dư lượng muối, đường hoặc các chất béo bất lợi cho sự phát triển cơ thể của trẻ.
Trên thực tế, rất khó quản lý và xử phạt những gánh hàng rong. Cứ vào giờ tan học là đủ loại đồ ăn, thức uống được bày bán trên những chiếc xe đạp, xe đẩy… lại xuất hiện trước cổng trường. Khi cơ quan chức năng đến, họ di chuyển rất nhanh sang địa bàn khác. Thậm chí, khi bị xử phạt, họ sẵn sàng bỏ lại phương tiện, đồ nghề…
Tuyên truyền thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm
Trong những ngày qua, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã gửi thông tin cùng khuyến cáo tới phụ huynh học sinh, trong đó nêu rõ nguy cơ, tác hại của các thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh.
Nhiều hiệu trưởng nêu ý kiến, việc kiểm tra, ngăn chặn hàng quán bán thực phẩm không rõ nguồn gốc ở cổng trường học là cần thiết, nhưng nhà trường không có thẩm quyền để làm việc này, mà cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ và thường xuyên của chính quyền địa phương. Nhà trường sẽ tăng cường tuyên truyền, giáo dục để học sinh nhận rõ nguy cơ, tác hại khi sử dụng thực phẩm không an toàn, từ đó tự ý thức phòng ngừa.
Với mục tiêu đưa các hàng quán trước cổng trường vào khuôn khổ, năm 2023, quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) đã xây dựng mô hình “Kiểm soát an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh trường học”. Từ năm 2024, mô hình này bắt đầu được triển khai tại một số trường. Đối tượng áp dụng là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố quanh cổng trường học, gồm nhà hàng, cửa hàng ăn uống, quầy kinh doanh thức ăn chín, hàng rong…
Trung bình, mỗi cơ sở tham gia mô hình sẽ được kiểm tra, giám sát 4 lần với các nội dung: chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm, nguồn gốc thực phẩm, kiểm nghiệm thức ăn, xét nghiệm nhanh… Ở lần kiểm tra sau, lực lượng chức năng sẽ kiểm tra việc khắc phục những tồn tại, hạn chế của cơ sở đã được chỉ ra ở lần kiểm tra trước. Các cơ sở vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm, công khai trên hệ thống loa truyền thanh phường, trang thông tin điện tử của phường hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Còn tại Khánh Hòa, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Nha Trang đã có văn bản yêu cầu các trường mầm non, tiểu học, THCS; các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm.
Ông Bùi Xuân Minh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết, để hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp, từ tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức đến kiểm tra, xử lý. Các địa phương sẽ kết hợp kiểm tra an toàn thực phẩm với kiểm tra trật tự đô thị đối với các hộ kinh doanh thức ăn đường phố, không để xảy ra tình trạng bán hàng rong, bán thức ăn, nước uống trước cổng trường học làm ảnh hưởng tới sức khỏe của học sinh.
-
Hà Nội: Lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội -
Tin mới y tế ngày 26/11: Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để dịch bạch hầu -
Bốn ca tử vong, dịch cúm A nguy hiểm thế nào? -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Dịch sởi tăng cao, nhiều ca bệnh chưa tiêm vắc-xin -
Những điểm mới nhất về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ năm 2025 -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử