-
Hóa chất độc hại trong thuốc lá nung nóng và nguy cơ đối với thế hệ trẻ -
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong
Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ, 28 tuổi, ở Hà Nội đến khám Tai mũi họng với kết quả chẩn đoán bị điếc đột ngột tai phải.
Ảnh minh họa |
Đến thăm khám, bệnh nhân chia sẻ, buổi tối ngày hôm trước đi khám, đột ngột thấy ù tai hai bên, cảm giác như tiếng ve kêu trong tai, hoa mắt, chóng mặt. Bản thân vốn khỏe mạnh bình thường, lo lắng khi thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu lạ, nên lập tức đến Medlatec thăm khám.
Với tiền sử bệnh nhân bị ù tai, chóng mặt, tiếp nhận ca bệnh, ThS.BS Nguyễn Thị Hồng Tuyết, chuyên khoa Tai mũi họng của Phòng khám chỉ định bệnh nhân thực hiện nội soi tai mũi họng, làm các xét nghiệm sinh hóa và chụp MRI sọ não.
Kết quả nội soi tai mũi họng chẩn đoán rối loạn tiền đình ốc tai. Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não - động mạch não hiện không thấy dấu hiệu bất thường.
Viêm xoang sàng, xoang hàm hai bên. Polyp xoang hàm trái. Kiểm tra thính lực, nhĩ lượng kết luận điếc tiếp nhận tai phải mức độ nhẹ.
Dựa trên kết quả thăm khám, bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị điếc đột ngột tai phải. Theo dõi viêm xoang sàng, xoang hàm hai bên.
Nhờ được phát hiện kịp thời và tìm chính xác nguyên nhân, sau 1 tuần điều trị nội trú và 1 điều trị ngoại trú, bệnh nhân hết hẳn chóng mặt, thính lực trở về bình thường, ăn ngủ được.
Điếc đột ngột là một cấp cứu tai mũi họng. Bệnh có thể diễn biến trong vòng vài giờ đến vài ngày.
Mức độ điếc và tính chất rất khác nhau, điếc có thể xảy ra một bên tai hoặc cả hai tai, mức độ từ nghe kém nhẹ đến điếc nặng hoàn toàn trên ít nhất ba tần số liên tiếp. Tiến triển đôi khi có thể trở lại bình thường hoặc gần bình thường, nhưng hầu hết là điếc không hồi phục nếu không được điều trị kịp thời.
Bác sỹ cho biết, bên cạnh các yếu tố tăng nguy cơ điếc đột ngột như người mắc bệnh lý đái tháo đường, bệnh tim mạch, nghiện rượu, tình trạng mệt mỏi, stress, mang thai…
Người bị điếc đột ngột có thể do một trong các nguyên nhân sau gây nên gồm do siêu vi trùng: Virus gây quai bị, zona, sởi, cúm;
Tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính; do tiếng ồn; u dây VIII; rò ngoại dịch;
Các nguyên nhân mạch máu: Co thắt mạch máu, huyết khối, xuất huyết tai trong, quá kết dính, lắng cặn… hoặc do tình trạng điếc tự miễn.
Điếc đột ngột có thể tự hồi phục một phần, hoặc hoàn toàn thính lực một cách tự nhiên trong vòng 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, điếc đột ngột sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi thính lực.
Theo bác sỹ, người dân nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu dưới đây cần tới cơ sở y tế để được thăm khám, tìm chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời, gồm:
Nghe kém: Nghe kém có thể xẩy ra đột ngột, tức thì, hoặc diễn biến trong vòng một giờ, một ngày hoặc vài ngày.
Ù tai: 70-90% bệnh nhân điếc đột ngột có kèm theo ù tai, như ve kêu, như tiếng xay lúa hoặc như còi tàu, nhiều khi ù tai là triệu chứng đầu tiên làm bệnh nhân khó chịu và phát hiện ra điếc.
Chóng mặt: 20-40% có biểu hiện chóng mặt, 10% có biểu hiện chóng mặt thoáng qua, chếnh choáng.
Khi xuất hiện dấu hiệu nghe kém, ù tai, chóng mặt mà có nghi ngờ điếc đột ngột, khi đi khám, người bệnh sẽ được bác sỹ chỉ định làm một số kỹ thuật thăm dò và xét nghiệm sau: Nội soi Tai Mũi Họng: phát hiện các viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp trên.
Thính lực đồ: Đo thính lực đồ đơn âm phát hiện điếc với nhiều mức độ khác nhau, các dạng điếc khác nhau.
Xét nghiệm máu: Tìm các bất thường về đường máu, mỡ máu, chức năng gan thận, rối loạn đông máu có thể là nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh điếc đột ngột.
Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: Chụp CT scan, MRI tìm các bệnh lý của xương chũm, các khối u dây VIII, dây VII, u góc cầu tiểu não, ốc tai.
Phòng tránh điếc đột ngột nên làm gì, theo chuyên gia, người dân cần bảo vệ và tuyệt đối không để chấn thương ở vùng đầu, tai; sử dụng dụng cụ riêng để lấy ráy tai; tránh đến nơi có tiếng ồn lớn, hoặc nghe nhạc to kéo dài;
Khi ra đường nên đeo khẩu trang để tránh nguy cơ lây bệnh siêu vi; thực hiện chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hạn chế bia, rượu, thuốc lá...
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể; khi mắc bệnh lý mạn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, hay các bệnh nhiễm siêu vi nên cảnh giác trước dấu hiệu ù tai, chóng mặt, nghe kém, tuân thủ thuốc điều trị theo đơn của bác sỹ (nếu có).
-
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Tăng số trẻ mắc sởi và nhập viện do biến chứng -
Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up