
-
Bộ Y tế đề xuất tăng mức xử phạt các hành vi buôn bán thuốc giả
-
Danh sách 16 loại thuốc chưa được cấp đăng ký lưu hành, người dùng cần thận trọng
-
Tin mới y tế ngày 21/4: Tiếp lửa hành trình tìm con cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
-
Hà Nội phát hiện nhiều vi phạm trong kinh doanh thực phẩm
-
Siết chặt việc kê đơn để ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc kháng sinh -
Số ca mắc sởi giảm nhưng độ tuổi mắc bệnh thay đổi, tiềm ẩn nguy cơ mới
Theo thông tin phản ánh từ một số Sở Y tế và báo chí tại nhiều tỉnh /thành phố có hiện tượng giả mạo văn bản chỉ đạo của Sở Y tế (như Thông báo, Quyết định về việc thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát) sẽ tiến hành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
Các đối tượng lừa đảo đã sử dụng số điện thoại giả danh là lãnh đạo Sở Y tế, Thanh tra Sở Y tế hoặc Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm gọi điện đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do ngành y tế quản lý yêu cầu đại diện cơ sở có mặt tại cơ sở sản xuất, kinh doanh để làm việc với Đoàn thanh tra, kiểm tra; cho số điện thoại để cơ sở liên lạc.
![]() |
Văn bản giả mạo được các đối tượng sử dụng nhằm lừa đảo người dân. Ảnh: Sở Y tế TP.HCM |
Các đối tượng này đã lấy mẫu hình thức tương tự văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước để cắt ghép và gửi cho chủ cơ sở, đây là thủ đoạn lợi dụng cơ quan chức năng nhằm gây tâm lý hoang mang, lo sợ để từ đó yêu cầu các chủ cơ sở nếu muốn không bị kiểm tra thì chuyển tiền để không bị kiểm tra với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước thực trạng trên, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương/Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh và Trưởng ban quản lý an toàn thực phẩm: TP. Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh triển khai ngay một số nội dung sau:
Chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý về an toàn thực phẩm của tỉnh, huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, thông tin đến cán bộ, nhân viên, các cơ quan truyền thông của tỉnh, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn biết được thủ đoạn nêu trên.
Trường hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh phát hiện các văn bản nghi ngờ giả mạo (văn bản thường sai về thể thức, nội dung yêu cầu thanh tra, kiểm tra, hoặc văn bản cắt ghép, hoặc không đúng chức danh của người kí văn bản, chữ kí giả mạo... ) thì thông báo đến đường dây nóng của Sở Y tế, Thanh tra sở y tế, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.
Phối hợp với cơ quan công an để xử lý những trường hợp phát hiện sai phạm theo quy định của pháp luật.
Đối với các tỉnh ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) đề nghị thông báo cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ trong đó có nội dung yêu cầu tạm ngưng các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

-
Hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm tránh mua phải thuốc giả -
Siết chặt việc kê đơn để ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc kháng sinh -
Số ca mắc sởi giảm nhưng độ tuổi mắc bệnh thay đổi, tiềm ẩn nguy cơ mới -
Chỉ lưu thông thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi có giấy công bố sản phẩm -
Tin mới y tế ngày 20/4: Vingroup và Cleveland Clinic hợp tác xây dựng bệnh viện hiện đại tại Cần Giờ -
Yêu cầu truy vết toàn diện vụ sữa, thuốc giả: Xử nghiêm không có ngoại lệ -
Sởi lan rộng tại Hà Nội, nhóm trên 10 tuổi chiếm tỷ lệ mắc cao nhất
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura
-
Tiên phong ứng dụng công nghệ mới, Meey Group tiếp tục chinh phục giải Sao Khuê 2025
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025