-
Hà Nội: Cứu chữa miễn phí người bị nạn do ảnh hưởng của bão số 3 -
Chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán lao và lao đa kháng thuốc -
Hà Nội: Không được để người dân không được khám chữa bệnh -
Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị nạn nhân bão lũ -
Hơn 32% trẻ dưới 5 tuổi tại TP.HCM được tiêm chủng vắc-xin sởi -
Biến chứng của bệnh lý động mạch
Theo đó, ngay trong thời điểm giáp Tết, các bác sĩ Khoa Nội soi tiêu hóa của Bệnh viện trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận và thực hiện thành công ca nội soi lấy khối bã thức ăn lớn trong dạ dày nữ bệnh nhân 77 tuổi.
Ảnh minh họa. |
Khi bệnh nhân nhập viện, các bác sĩ chẩn đoán, nữ bệnh nhân có 2 khối dị vật bã thức ăn với kích thước 3cm và 5cm ở dạ dày.
Trước đó 10 ngày, bệnh nhân có ăn bột nghệ. Khoảng 5 ngày gần đây, bệnh nhân thấy đau vùng ức, cảm giác khó thở, đầy bụng khó tiêu, buồn nôn và nôn.
Bệnh nhân đã đi khám ở bệnh viện tuyến dưới và phát hiện có khối dị vật thức ăn trong dạ dày nhưng không xử lý được. Vì vậy, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện trung ương Quân đội 108.
Tại đây, kíp y, bác sĩ của Khoa Nội soi tiêu hóa đã tiến hành nội soi lấy khối bã thức ăn. Sau can thiệp, bệnh nhân ổn định và được tư vấn theo dõi ngoại trú.
Tắc ruột do khối bã thức ăn thường gặp ở người già và trẻ nhỏ và người có bệnh nền về đường tiêu hóa. Việc sử dụng một lượng lớn thực phẩm có chứa nhiều chất tanin (quả hồng, quả ổi…) hay chứa chất bã xơ như măng là một trong những nguy cơ hình thành bã thức ăn trong quá trình tiêu hóa.
Đặc biệt, nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ acid dạ dày cao, hoa quả có nhiều chất xơ, nhựa dễ bị kết tủa, làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc.
Thời gian qua, Khoa Nội soi tiêu hóa (Bệnh viện trung ương Quân đội 108) đã tiếp nhận và xử lý nhiều trường hợp bệnh nhân có dị vật bã thức ăn đường tiêu hóa.
Từ những trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo, trong dịp Tết, mọi người nên chú ý một số thức ăn có nhiều nhựa, xơ như: Măng, quả sung, quả vả, hồng xiêm, bột nghệ…
Những triệu chứng thường gặp của khối bã thức ăn trong dạ dày là đau bụng thượng vị, trướng bụng, đầy hơi, nôn, buồn nôn, đầy bụng sau ăn, bí trung đại tiện…
Khi gặp những dấu hiệu này, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân và xử trí kịp thời, tránh biến chứng tắc ruột đe dọa đến tính mạng.
-
Phát hiện ung thư phổi từ triệu chứng đau thắt lưng -
Tin mới y tế ngày 12/9: Những bệnh dịch cần đề phòng mùa mưa, lũ -
Chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán lao và lao đa kháng thuốc -
Hà Nội: Không được để người dân không được khám chữa bệnh -
Lời khuyên y tế khi xảy ra lũ lụt -
Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị nạn nhân bão lũ -
Hơn 32% trẻ dưới 5 tuổi tại TP.HCM được tiêm chủng vắc-xin sởi
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang