
-
Sốt xuất huyết tại TP.HCM diễn biến phức tạp
-
Kê đơn điện tử: Lời giải cho bài toán lạm dụng kháng sinh và thuốc đặc trị
-
Tin mới y tế ngày 12/7: Phẫu thuật cột sống ít xâm lấn cho người cao tuổi
-
Ngăn chặn tiêu cực trong giám định pháp y, pháp y tâm thần -
TP.HCM: Tiếp tục hỗ trợ đóng BHYT cho người dân địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương cũ
Từ đầu mùa cao điểm, số ca tay chân miệng gia tăng nhanh chóng tại các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội.
Theo ghi nhận, dịch bệnh bắt đầu tăng rõ rệt từ tháng 3 và tháng 4 hàng năm, với trẻ dưới 5 tuổi luôn là nhóm dễ mắc và nguy hiểm nhất.
![]() |
Tay chân miệng là bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, họng, nước bọt và các nốt phỏng của bệnh nhân, hoặc tiếp xúc gián tiếp với các vật dụng sinh hoạt của người bệnh. |
Trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, phòng bệnh vẫn được xem là biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ. Các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ huynh, nhà trường và cộng đồng cần đồng lòng thực hiện các biện pháp sau: rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt sau khi thay tã, đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi chăm sóc trẻ bệnh;
Làm sạch và khử khuẩn đồ chơi, tay nắm cửa, bàn ghế và các vật dụng sinh hoạt của trẻ mỗi ngày; không cho trẻ dùng chung khăn mặt, ly uống nước hay đồ chơi chưa được khử trùng; giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế tập trung đông trẻ khi không cần thiết; khi trẻ có dấu hiệu sốt, loét miệng, nổi ban hay bọng nước cần cho nghỉ học và đưa đi khám ngay.
Bên cạnh đó, việc tăng cường giám sát dịch bệnh tại trường mầm non, tiểu học, tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức cho phụ huynh, phát hiện và cách ly sớm ca bệnh cũng là các biện pháp quan trọng để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả trong cộng đồng.
Một tín hiệu tích cực là Việt Nam đang đẩy nhanh nghiên cứu và thử nghiệm vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng, đặc biệt là vắc-xin EV71 với hiệu quả bảo vệ được ghi nhận lên đến 97-99%.
Viện Pasteur TP.HCM đã triển khai các nghiên cứu lâm sàng và theo Bộ Y tế, khả năng phân phối vắc-xin trong nước trong tương lai gần là rất khả thi. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi vắc-xin, người dân cần đặc biệt cảnh giác với dịch bệnh đang có xu hướng bùng phát mạnh trong mùa hè năm nay.
Với số ca tay chân miệng tăng cao và tốc độ lây lan nhanh, dịch bệnh trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe trẻ nhỏ tại Việt Nam. Việc nâng cao nhận thức cộng đồng, chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm triệu chứng sẽ là “lá chắn” quan trọng để bảo vệ trẻ, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Liên quan đến vắc-xin phòng tay chân miệng, đây là loại vắc-xin được khuyến nghị cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 6 tuổi. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa uy tín The Lancet cho thấy vắc-xin này có hiệu quả bảo vệ lên đến 96,8%, giúp duy trì miễn dịch lâu dài và chống lại bệnh tay chân miệng do EV71, chủng virus đang lưu hành và gây nhiều ca bệnh nặng. Vắc-xin được sản xuất với công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn cho trẻ em.
Ông Hervé Profit, Giám đốc Cấp cao của Substipharm Biologics cho biết, doanh nghiệp hy vọng sẽ sớm đưa vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng về Việt Nam, giúp bảo vệ trẻ em và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do bệnh, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Bệnh tay chân miệng do hai nhóm virus chủ yếu là Coxsackie A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Nhiễm virus CA16 thường gây bệnh nhẹ, có thể điều trị tại nhà, trong khi EV71 gây bệnh nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Những đợt dịch tay chân miệng gần đây tại Việt Nam đều liên quan đến virus EV71, với đợt bùng phát lớn nhất vào năm 2023 khiến hơn 180.000 trẻ mắc bệnh và 31 ca tử vong.
Theo các chuyên gia tay chân miệng là bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, họng, nước bọt và các nốt phỏng của bệnh nhân, hoặc tiếp xúc gián tiếp với các vật dụng sinh hoạt của người bệnh. Các biểu hiện ban đầu bao gồm sốt, kém ăn, đau họng, sau đó là các nốt loét trong miệng và phát ban trên tay, chân, có thể lan ra mông và cơ quan sinh dục.
Trẻ dưới 5 tuổi dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trong khi các cơ sở như nhà trẻ và trường mầm non là môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao.
Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí điều trị bệnh tay chân miệng tại Việt Nam lên tới 90,7 triệu USD mỗi năm. Một ca điều trị thông thường mất khoảng 400 USD, còn ca nặng có thể lên đến 1.400 USD.

-
Cảnh giác trước sự gia tăng bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ -
TP.HCM: Tiếp tục hỗ trợ đóng BHYT cho người dân địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương cũ -
TP.HCM triển khai Thông tư mới về kê đơn thuốc ngoại trú -
Cảnh báo về những sai lầm phổ biến ở người bệnh tăng huyết áp -
Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa để phòng chống dịch sốt xuất huyết -
Việt Nam thúc đẩy quyền sinh con và thích ứng dân số già -
Tin mới y tế ngày 11/7: TP.HCM thông tin về chống hàng giả, gian lận thương mại
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông