Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 10 tháng 05 năm 2024,
Canh tác tái sinh, nhìn từ câu chuyện của Nestlé
Chương trình NESCAFÉ Plan triển khai tại Việt Nam từ năm 2011 là minh chứng cho những nỗ lực của Nestlé trong hành trình thực hiện chương trình nông nghiệp tái sinh.
Ông Phạm Phú Ngọc, Trưởng bộ phận Hỗ trợ nông nghiệp Nestlé Việt Nam

Mặc dù nông nghiệp tái sinh là khái niệm tương đối mới ở Việt Nam, nhưng các phương pháp thực hành nông nghiệp tái sinh đã được ứng dụng trong ngành cà phê trong hàng chục năm qua.

Tại Việt Nam, khái niệm nông nghiệp sinh thái bao gồm 17 hoạt động chính. Là những người làm trực tiếp với người nông dân, chúng tôi đã chuyển những khái niệm và thông tin mang tính hàn lâm sang ngôn ngữ của người nông dân để đảm bảo họ có thể hiểu được các phương pháp đang triển khai theo đúng lộ trình. Trong 17 hoạt động được nêu trong chương trình nông nghiệp sinh thái, chúng tôi tập trung vào ba phần chính::

Thứ nhất là bảo tồn đất và sức khỏe của đất. Nếu không có đất, sẽ không có cây trồng và khi đất khỏe, cây sẽ khỏe. Để bảo tồn đất, chúng tôi chú trọng phát huy tính chất tự nhiên. Cây cà phê có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới, khi chúng ta đưa về trồng có nghĩa là chúng ta đang bóc lột cây cà phê. Khi trồng cây cà phê trên đất thì chúng tôi mong muốn cây cà phê sẽ có đầy đủ các yếu tố giống trong rừng. Do đó, chúng tôi trồng thêm các loại cây khác có thể sống chung được với cây cà phê, đó chính là các mô hình trồng xen hợp lý đã được triển khai từ giai đoạn 2012 - 2018 và đã chứng minh được tính hợp lý, cũng như tăng nguồn thu nhập trên cùng đơn vị diện tích cho nông hộ.

Liên quan mật thiết đến đất là nước và bảo tồn nước. Đất và nước là những cơ sở quan trọng để chúng tôi quy hoạch những vùng phát triển cà phê. Nestlé đã triển khai rất nhiều chương trình liên quan tới nước, ví dụ như dự án nghiên cứu về những vùng thiếu nước không thể trồng cây cà phê. Công ty cũng triển khai dự án “Dấu chân của nước” từ năm 2015 (Tưới ít nước nhưng được nhiều cà phê hơn). Những kết quả nghiên cứu đã giúp cho các tỉnh Tây Nguyên xác định được những vùng nào nên trồng cà phê và những vùng nào không nên trồng. Sau đó, các tỉnh đã đưa ra đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các cơ sở, ban, ngành để chuyển sang các loại cây trồng hợp lý.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của dự án nước là giúp người nông dân tiết kiệm nước. Nestlé đã phối hợp rất chặt chẽ với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) để triển khai các dự án. Chúng tôi đã có mô hình nghiên cứu chứng minh nếu giảm lượng nước tưới từ 40 - 60% thì cây cà phê vẫn phát triển và đạt năng suất tốt, thậm chí tốt hơn việc tưới nhiều nước. Khi truyền đạt những kiến thức này cho nông dân, họ cũng rất bất ngờ vì họ nghĩ tưới nước càng nhiều thì năng suất càng cao.

Để kết hợp việc bảo tồn đất và nước, chúng tôi cũng hướng dẫn cách làm các bồn giữ nước, giúp đất không bị xói mòn trong mùa mưa hay khi tưới nước không đúng cách. Việc tiết kiệm 40 - 60% lượng nước tưới có ý nghĩa rất lớn vì chúng ta có thể tiết kiệm nước đủ cho 1 triệu người sử dụng trong một năm. Việc tưới tiết kiệm nước cũng sẽ cung cấp nguồn nước cho các loại cây trồng khác.

Cuối cùng là đa dạng sinh học, hay đơn giản là quay lại với tự nhiên. Đây là một trong những trọng tâm của nông nghiệp tái sinh. Nếu chỉ nói đa dạng sinh học thì người nông dân sẽ không dễ dàng chấp nhận và triển khai. Vì vậy chúng tôi giới thiệu mô hình trồng xen canh hợp lý. Nếu thăm quan các vườn cà phê, người ta dễ dàng thấy cây tiêu và cây trồng xen nhiều hơn cây cà phê (thực tế nông dân đã “trồng chen” cây khác vào vườn cà phê, chứ không phải “trồng xen hợp lý” như 2 - 3 hàng cà phê 1 băng tiêu là tối ưu). Vô tình người nông dân đã biến vườn cà phê thành vườn tạp. Việc trồng cây như vậy đang làm giảm thu nhập của người nông dân.

Các hộ nông dân tham gia dự án NESCAFÉ Plan được tập huấn và thực hành phương pháp canh tác bền vững

Với mô hình trồng xen canh hợp lý, người nông dân cần hy sinh 30% cây cà phê. Có nghĩa là, người ta phải nhổ đi một hàng cà phê để trồng cây xen. Thực tế, ở Tây Nguyên có rất nhiều loại cây trồng xen. Cây tiêu là một trong những cây trồng xen có hiệu quả lớn. Tuy nhiên, trồng cây tiêu độc canh hay trồng cây cà phê độc canh đều không mang lại hiệu quả cho người nông dân. Thay vào đó, trồng xen canh hợp lý với chế độ chăm sóc riêng sẽ tạo năng suất tốt hơn cho vườn cây (đặc biệt là chế độ tưới điều khiển ra hoa cho cà phê và cho tiêu là khác thời điểm, nếu tưới cà phê không đúng, sẽ kìm hãm ra hoa của cây tiêu, làm cho năng suất của hai cây đều sụt giảm).

Đây cũng là một trong những cơ sở để tăng thu nhập cho bà con nông dân. Trồng xen canh là một trong những mô hình sinh thái cho cây cà phê, giúp tăng đa dạng sinh học cho vườn cà phê.

Trước đây, người nông dân thường làm sạch cỏ trong vườn, nhưng đối với nông nghiệp tái sinh, chúng tôi khuyến cáo người nông dân hạn chế làm cỏ và tăng độ che phủ. Dưới góc độ của nông nghiệp tái sinh, vườn cà phê sạch quá chưa chắc đã tốt trong mùa khô do thiếu cây che phủ. Đặc biệt, không có cây che phủ và không đủ lượng hữu cơ trong mùa nóng sẽ dẫn đến hiện tượng bốc hơi và suy giảm thành phần cơ giới của đất, làm giảm độ phì của đất. Do đó, người nông dân phải tưới nước nhiều hơn. Khi giới thiệu mô hình nông nghiệp sinh thái, bà con nông dân sử dụng cành nhánh cây trụ tiêu và phụ phẩm nông nghiệp để ủ phân và che phủ lại đất.

Bên cạnh đó, chúng tôi từng khuyến cáo người nông dân làm phân vi sinh để bổ sung phân hữu cơ và giảm lượng phân vô cơ. Tuy nhiên, với nông nghiệp tái sinh, người nông dân có thể ủ ngay tại vườn, trên đường đi giữa hai hàng cà phê. Phương pháp này đảm bảo duy trì tính cách tự nhiên của đất. Ở Tây Nguyên, nếu cày xới quá nhiều, đặc biệt là với cây tiêu thì cây dễ bị nhiễm tuyến trùng và chết hàng loạt. Chúng tôi đã phối hợp với WASI để giải thích hiện tượng này với bà con nông dân. Tuyến trùng là nguyên nhân vì sao cà phê hay tiêu trồng độc canh thường hay chết. Tuy nhiên, khi trồng chung cà phê với tiêu thì hiện tượng này sẽ giảm đi. Cây trồng xen vốn bản chất cây rừng. Ký chủ của tuyến trùng là cây rừng nên khi trồng cây độc canh, không có cây rừng thì tuyến trùng sẽ tấn công những cây trồng khác. Do đó, việc trồng xen sẽ giảm tác động của tuyến trùng lên những cây chính không phải là ký chủ của tuyến trùng trong vườn cà phê như cây cà phê hoặc cây tiêu.

Khi triển khai chương trình NESCAFÉ Plan tại Việt Nam từ năm 2011, chúng tôi cũng gặp vấn đề rất lớn đối với lòng tin của người nông dân. Người ta nói là từ xưa đến nay, đã có rất nhiều chương trình phát triển cà phê bền vững, liệu bây giờ chương trình Nescafé Plan có bền vững như các chương trình khác hay không. Hầu hết các chương trình trước đây đều được triển khai theo mô hình dự án tài trợ. Các dự án này thường chỉ kéo dài 3-5 năm, sau đó sẽ ngưng hoạt động vì không có vốn tài trợ. Bên cạnh vấn đề về niềm tin, chúng tôi cũng gặp khó khăn khi các cây cà phê tại Tây Nguyên đều trong tình trạng già cỗi. Dù có các phương pháp thực hành nông nghiệp, bà con nông dân thường làm theo thói quen cũ. 

Sau khi triển khai chương trình NESCAFÉ Plan, nhiều nông hộ đã đạt chứng chỉ Cà phê quốc tế 4C. Người nông dân không chỉ theo chương trình phát triển cà phê bền vững mà còn ứng dụng mô hình canh tác theo Thực hành nông nghiệp tốt (GAP/NBFP). Họ đã biết sử dụng phân vi sinh hữu cơ, tiết kiệm nước và trồng xen canh hợp lý. Những phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh đã giúp người nông dân hình thành thói quen hái quả cà phê chín. Kết quả, nhiều hộ nông dân đã tăng thu nhập từ 35 - 100% sau khi tham gia chương trình.

Nestlé cũng duy trì hệ thống tinh gọn với 8 cán bộ nông nghiệp để hỗ trợ người nông dân. Chúng tôi đã đào tạo được 274 trưởng nhóm nông dân, đóng vai trò lực lượng nòng cốt tại các tỉnh. Họ được ví như “cánh tay nối dài” giúp chúng tôi triển khai các chương trình. Đến nay, dự án NESCAFÉ Plan góp phần cải tạo, tái canh 63.000 ha cà phê già cỗi tại khu vực Tây Nguyên cũng như giúp 21.000 nông hộ đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C. Với sự hỗ trợ bên trong và bên ngoài, chúng tôi tập trung tập huấn và đào tạo kỹ thuật canh tác bền vững cho 330.000 lượt nông dân.

Toàn bộ những chương trình mà chúng tôi đang triển khai đều tập trung vào giảm phát thải cũng như triển khai thực hành nông nghiệp tốt. Một người nông dân sau khi tham gia chương trình của chúng tôi đã gặt hái nhiều kết quả tích cực. Với diện tích vườn 1,7 ha, trong niên vụ 2021 - 2022, anh đã đạt thu nhập từ phần cây trồng xen gần gấp đôi cây cà phê. Nếu giá tiêu tiếp tục tăng thì phần thu nhập từ cây trồng xen sẽ rất cao.

Đối với môi trường thì 1,7 ha vườn cà phê phải thải 6 tấn khí nhà kính, tuy nhiên, phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh giúp hấp thụ và lưu giữ đến 70 tấn các-bon trong đất cho mô hình xen canh hợp lý, và 19 tấn các-bon đối với mô hình đối chứng của nông dân. Chúng tôi có công cụ CFT (Cool Farm Tools) để tính toán phát thải khí nhà kính từ các hoạt động của người nông dân như lượng xăng dầu để chạy máy cày, xe máy hay phát thải từ các loại phân. Lượng phát thải tại vườn này chỉ có 1,43 kg trên 1kg cà phê nhân. Nếu tiếp tục duy trì mô hình này, chúng tôi sẽ đạt được cam kết giảm 20% khí nhà kính vào năm 2025.

Hiện nay, chúng tôi đang triển khai giai đoạn hai của chương trình NESCAFÉ Plan tới năm 2030. Chương trình này bao gồm tất cả các lĩnh vực nhưng tất cả các cam kết đều nằm trong COP26. Chúng tôi đã sẵn sàng để cung cấp thông tin cho COP27 được tổ chức tại Ai Cập trong tháng 11.

Nestlé Việt Nam: Tạo đà cho nữ giới tỏa sáng
Bà Trương Bích Đào, Giám đốc Nhân sự Nestlé Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm xây dựng một hệ sinh thái lành mạnh, môi trường làm việc bình đẳng cho...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư