
-
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng
-
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng
-
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái
-
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025
-
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên -
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế
![]() |
Ảnh minh họa: Mashable |
Nếu bạn không muốn gặp các rắc rối về tài chính vì tiêu xài quá mức và tiết kiệm được nhiều tiền hơn, hãy nhớ kỹ 7 điều dưới đây, theo Moneycontrol.
Giảm mua đồ trên mạng
Thường khi mua qua mạng, ban đầu chúng ta chỉ chọn những đồ cần thiết, sau đó lại hứng thú với các món hấp dẫn khác và cuối cùng vơ những thứ không biết để làm gì. Bởi vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn định mua một đôi tất vài chục nghìn nhưng cuối cùng lại tốn tiền triệu vì đặt nào áo, váy...
Giải pháp là, hãy đến cửa hàng gần nhà và mua đồ ở đó, tránh bị dụ dỗ bởi việc mua sắm trên mạng.
Bớt ra rạp xem phim
Một trong những cách phổ biến nhất để giảm căng thẳng từ lịch làm việc bận rộn là ra ngoài xem phim vào cuối tuần. Nhưng thực tế là rạp chiếu được tạo ra để làm rỗng ví bạn. Hai vé xem phim với đồ uống, đồ ăn vặt, bữa ăn chính trước hay sau xem có thể tốn tới vài trăm, thậm chí cả triệu. Vậy bạn phải "cai" xem phim sao? Không hẳn, nhưng thay vì mỗi tuần đi xem một lần hãy để dành một tháng hoặc lâu hơn. Tốt hơn nữa, hãy đăng ký vài kênh chất lượng cao và xem phim ở nhà để vừa tiết kiệm được tiền vừa lựa chọn được phim mình thích.
Tránh mua các sản phẩm trả góp
Ý tưởng có vẻ hay khi mua các sản phẩm mà ban đầu chỉ cần trả một khoản nhỏ. Tuy nhiên, trả góp trở thành một nghĩa vụ và bạn buộc phải trả hằng tháng, thậm chí kèm lãi, dù khi ấy đang kẹt tiền, gặp khó khăn. Vì thế, chỉ nên mua các đồ bạn biết mình cần chứ không phải thích hay muốn và mua khi đủ tiền.
Không vay tiêu dùng
Trừ trường hợp khẩn cấp, hãy tránh xa việc vay tiêu dùng. Nhiều người mượn tiền mua đồ đạc, xe cộ và nghĩ mình sẽ nhanh chóng trả lại được. Điều họ không nhận ra được là mình ngày càng vướng sâu vào rắc rối tài chính khi rơi vào vòng tròn nợ nần chẳng bao giờ kết thúc. Hãy tránh xa khoản vay kiểu "lãi suất hấp dẫn" này.
Ngừng sử dụng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng có thể dễ dàng mang các vấn đề tài chính không mời mà đến. Hầu hết chúng ta sử dụng thẻ tín dụng cho những thứ xa xỉ và không thực sự cần thiết.
Không cần phải giải thích việc này có thể mang lại hệ lụy thế nào thì bạn cũng hiểu. Cách giải quyết là nếu bạn không đủ tiền mua thứ gì đó và phải ghi nợ trong thẻ tín dụng, đừng mua.
Loại bớt hóa đơn ăn tối
Hãy nhìn lại việc ăn hàng và bạn sẽ nhận ra hầu hết tiền của bạn đổ vào ăn uống. Điều đó không có nghĩa là bạn không nên ra ngoài vui vẻ mà là cần hạn chế tiền đổ vào ăn hàng. Nên đề ra ngân sách giới hạn một khoản ăn ngoài mỗi tháng và khi đã đến ngưỡng đó thì chịu khó ở nhà nấu ăn. Bạn quyết định ngân sách này dựa trên thu nhập/chi phí của mình.

-
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce -
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao? -
Giá vàng nhảy múa áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng, tỷ giá vượt đỉnh -
Vàng tăng chóng mặt khi Mỹ công bố thuế đối ứng, giá SJC gần 103 triệu đồng/lượng -
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi -
Ngân hàng dự báo lãi suất huy động tăng trở lại trong quý II/2025
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn