-
Bình Định: Doanh nghiệp đề xuất thực hiện dự án hydrogen xanh tại huyện Phù Mỹ -
"Cặp đôi" giống khoai tây mới đem lại lợi nhuận khủng cho nông dân Hà Nội -
Thách thức trong quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam -
Chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thực sự cần thiết -
Hạnh phúc của người công nhân là nền móng cho sự thành công của Coteccons -
Khi nào người dân phải đi kiểm định khí thải xe máy
Hiến hàng ngàn m2 đất để xây cầu
Trong cái nắng chang chang cuối tháng 2 của buổi trưa miền Tây, tôi cùng đoàn công tác của Nhựa Tiền Phong làm công việc chuẩn bị cho Lễ khánh thành cầu nối yêu thương số 88 tại ấp Quang Đức, xã Trung Chánh (huyện Vũng Liêm) vào ngày 26/2. Đang mải việc thì nghe tiếng gọi: “Vô đây làm quả dừa cho mát, tụi bây”. Đó là bác Hai Tơ, 68 tuổi, sống ở ngay đầu ấp Quang Đức mời đoàn công tác. Nước dừa xiêm nhà bác Hai Tơ thật ngọt và mát như chính tấm lòng của người dân nơi đây vậy.
Bác Hai Tơ là một trong 4 hộ dân của xã tình nguyện hiến đất để xây cầu mới. Sau cả 3 lần xây và mở rộng cầu, các hộ dân đã hiến tổng cộng đến 8 công đất (tương đương 8.000 m2), trong đó riêng nhà bác Hai Tơ đã hiến hơn 1 công đất mặt tiền, tính theo giá đất thị trường hiện nay ngót cả tỷ đồng. Sau khi hiến đất, thu nhập nhà bác đã giảm đi gần 1/3 vì một phần cây dừa, cây ca cao trong vườn phải chặt đi để làm cầu, làm đường dẫn.
Gặp vợ bác Hai Tơ, tôi hỏi: “Bác có tiếc không ạ?”. “Tiếc chứ, nhưng mình không hiến tặng thì bà con không có đường đi, nên tự nguyện thôi. Giờ cầu mới mà Nhựa Tiền Phong tài trợ kinh phí xây xong rồi, bà con đi lại tấp nập, vui lắm. Mấy người bạn ở xóm trong, cứ lúc nào đi đến gần cầu đều điện thoại cho tui xem có nhà thì đến chơi”, vợ bác Hai Tơ kể.
Tính đến hết năm 2022, với sự đồng hành của nhóm thiện nguyện Từ tâm, Quỹ Cánh diều xanh, Quỹ Nguyễn Gia Thảo; các công ty Tín Kim, Đại Dũng, Đỉnh Vàng, Nguyên Cường, Định Tân, Bê tông Châu Thới 620, VietinBank, Deloitte Việt Nam, Thái Đức Minh…, chương trình đã xây dựng được 100 cây cầu tại 24 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong năm 2023, Nhựa Tiền Phong cùng các nhà hảo tâm sẽ triển khai xây dựng mới thêm 20 cây cầu nối yêu thương.
Người dân nơi đây luôn khắc ghi trong lòng sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm, vì thế cầu nối yêu thương số 88, có tên gọi trước kia là cầu Rạch Dung, nay có thêm tên mới - cầu Nhựa Tiền Phong.
Nếu Nhựa Tiền Phong cùng các nhà hảo tâm khác góp tiền của, thì chính quyền và người dân nơi đây góp đất, góp sức, góp công, người thì ủng hộ con cá, mớ rau cho những người thợ xây cầu. Đúng như lời ông Đặng Quốc Dũng, Chủ tịch HĐQT của Nhựa Tiền Phong từng chia sẻ: “Chúng tôi đang cùng với mọi người xây dựng những cây cầu để hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn. Ở đây, không ai cho ai cả, mà là những sự trao đi - nhận lại, mà ai cũng nâng niu, trân trọng”.
Ngắm nhìn cây cầu mới bằng bê tông liên hợp, có chiều dài 49 m, chiều rộng 4,5 m, tải trọng 8 tấn, thay thế cho cầu Rạch Dung cũ nhỏ hẹp, xuống cấp, bà con nơi đây ai cũng rưng rưng xúc động. Cầu mới đã thay thế cây cầu cũ nhỏ bé (mặt cầu chỉ rộng 1,3 m, lan can có 40 cm), xuống cấp với các chỗ nối bị nứt, vỡ, nên khi xe chạy qua thì rung lắc rất nguy hiểm. Đặc biệt, 2 xe máy không thể đi ngược chiều trên cầu, mà phải đợi nhau để đi từng chiều một. Thường thì vào thời điểm giờ đến lớp, tan học của các cháu, giao thông luôn trong tình trạng chen chúc, ách tắc, nguy cơ mất an toàn cao.
Ngay trước Tết Nguyên đán Quý Mão, cầu được xây xong, nhà bác Hai Tơ sát chân cầu trở thành nơi để mọi người đến liên hoan. Ai có gì góp nấy, thế là thành bữa nhậu vui. Cầu nối yêu thương số 88 đã trở thành cây cầu của những tấm lòng thảo thơm.
Nhân lên những giá trị
Ông Trần Thanh Cầm, Chủ tịch UBND xã Trung Chánh cho biết: “Cầu Rạch Dung được xây dựng lần đầu chỉ để người dân đi bộ qua lại. Cầu cũng đã từng một lần được mở rộng cho xe máy đi được. Nhưng kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu hàng hoá vận chuyển qua lại nhiều hơn, nên cần có cầu mới để ô tô lưu thông. Sau khi được Nhựa Tiền Phong thống nhất đầu tư xây cầu này, chính quyền địa phương có tổ chức họp dân khu vực dự án thì bà con đều đồng tình và ủng hộ vì những giá trị mà cây cầu mang lại lớn lắm”.
Ngày trước, nếu nhà ai trong ấp mắc bệnh trọng, cần xe cấp cứu đưa đi viện thì phải đi đường vòng qua xã Quế An mới vào được Quang Đức. Đường đi vì thế cũng tăng thêm mười mấy cây số. Chưa có cầu mới của Nhựa Tiền Phong thì hàng hoá nông sản của bà con trong ấp Quang Đức bị ép giá hơn những nơi khác vì chi phí vận chuyển tốn kém hơn. “Trước lúa chỉ bán được 5.500 đồng/ký, thì giờ đã tăng hơn; các loại nông sản, gia súc gia cầm cũng bán được giá hơn”, ông Cầm chia sẻ.
Lần vào Vĩnh Long này để khánh thành cầu số 88, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Khiêm, Trưởng ấp Quang Đức dẫn vào thăm vườn dừa rộng đến 10 công đất của chú Phạm Văn Ngon (còn gọi là chú Năm Ngon). “Dừa nhiều vậy, nhưng 2 năm rồi Covid-19, bán không được giá mấy, cộng thêm chi phí vận chuyển cao nên chỉ bán chưa đến 4.000 đồng/quả. Nhưng giờ cầu xây xong rồi, xe tải nhỏ có thể vào mua nên giá cũng được hơn. Giờ tôi mong đường trục của ấp được mở rộng thêm thì xe to cũng vào được, giá còn tốt hơn”, chú Năm Ngon nói.
Ông Nguyễn Văn Khiêm tiếp lời: “Có cầu rồi, tôi được biết, lãnh đạo tỉnh đã quyết định lập dự án xây dựng đường trục chính ấp Quang Đức và đường dẫn hai bên đầu Cầu nối yêu thương số 88 bằng nguồn vốn ngân sách. Đường sẽ được mở rộng và trải nhựa asphalt”.
Niềm vui nối tiếp niềm vui, con đường mòn vào ấp do người dân tự làm có trải đá cấp phối nhưng vẫn gồ ghề, khó đi, rộng chừng hơn mét, đủ cho 2 xe máy tránh nhau rồi đây sẽ thênh thang hơn. Cuộc sống của các hộ dân, nhất là những hộ nghèo, hộ cận nghèo ở ấp Quang Đức sẽ được cải thiện hơn. Mức thu nhập bình quân sẽ tăng lên, chứ không phải là con số 34 triệu đồng/người/năm như hiện nay.
“Chúng tôi hiểu rằng, con số 100 chiếc cầu mà Nhựa Tiền Phong thực hiện chưa phải là nhiều, nhất là trước nhu cầu vô cùng lớn của các địa phương. Song con số này thể hiện tấm lòng và nỗ lực của Chương trình Cầu nối yêu thương, là trách nhiệm xã hội với cộng đồng của Nhựa Tiền Phong. Trong hành trình đi xây cầu, chúng tôi đã nhận được sự đồng lòng, chung tay góp sức của rất nhiều nhà hảo tâm khác, của chính quyền địa phương, của bà con nhân dân, ấn tượng nhất là ở xã Trung Chánh này. Nhờ sự ủng hộ, góp công góp của, hiến đất của bà con mà ngày hôm nay chúng ta đã khánh thành cây cầu này”, ông Hồ Phi Hải, Tổng giám đốc Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phía Nam (đại diện Nhựa Tiền Phong) xúc động phát biểu tại Lễ khánh thành cầu hôm 26/2/2023.
Được biết, đây còn là cây cầu thứ 5 được Nhựa Tiền Phong xây dựng tại Vĩnh Long và là một trong 14 cây cầu mà nhóm thiện nguyện Từ tâm phối hợp với doanh nghiệp xây dựng tại mảnh đất này.
-
Hạnh phúc của người công nhân là nền móng cho sự thành công của Coteccons -
Khi nào người dân phải đi kiểm định khí thải xe máy -
Ra mắt Dự án Công dân bền vững -
Ứng dụng công nghệ hiện đại và chuyển đổi số trong dự báo thiên tai -
Cơ hội kinh doanh từ “gom” tín chỉ carbon -
Biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD -
Nghề làm muối Bạc Liêu: Giá trị kinh tế và hành trình trăm năm
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?