
-
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh
-
Thép Nam Kim khởi động dự án ở Chu Lai; Vinalink nói gì về Amazon; HAGL nhờ chuối
-
Các sản phẩm của Masan Consumer được UBND TP.HCM vinh danh
-
Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
-
Doanh nhân trẻ Đà Nẵng bàn hướng “ứng biến” trước tác động thuế quan -
Hải Phòng: Kinh tế tư nhân sẽ là động lực phát triển
![]() |
Bà Nguyễn Hoàng Phương, Tổng giám đốc Be Group |
Phát biểu tại Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2020 diễn ra sáng nay (23/12), bà Nguyễn Hoàng Phương, Tổng giám đốc Be Group cho rằng, kinh tế chia sẻ mang lại rất nhiều lợi ích, thậm chí đã làm thay đổi hoàn toàn nhiều ngành kinh doanh truyền thống. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích, kinh tế chia sẻ cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho kinh tế quốc gia, nếu không làm chủ được các nền tảng công nghệ.
“Các nền tảng công nghệ nước ngoài mang lại giá trị trước mắt, nhưng lấy đi nhiều giá trị lâu dài, mang ý nghĩa chiến lược, thiết yếu của quốc gia. Chúng tôi nhận ra rằng, các doanh nghiệp Việt Nam nếu không đứng lên làm chủ công nghệ, làm chủ các mảng kinh doanh cốt lõi thì sẽ thua trên sân nhà.
Người Việt Nam phải làm chủ dữ liệu số của Việt Nam, không thể để công cuộc chuyển đổi số quốc gia bị thao túng bởi doanh nghiệp và thế lực công nghệ nước ngoài. Các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cần kết hợp với nhau chặt chẽ hơn nữa để tạo ra hệ sinh thái số thuần Việt đủ sức cạnh tranh trong nước và vươn ra thế giới”, bà Phương kỳ vọng.
Lấy ví dụ về Be Group - một doanh nghiệp Việt đang phải đối chọi với hai đối thủ có giá trị vốn hóa 12 tỷ USD và 15 tỷ USD trên thị trường, bà Phương cho hay, sự đối chọi này rất khó khăn cho doanh nghiệp, với hành lang pháp lý như hiện nay. Có rất nhiều bất cập mà CEO Be Group chỉ ra.
Thứ nhất, theo bà Phương, khung pháp lý thử nghiệm cho kinh tế chia sẻ (sandbox) quá chậm gây ra cạnh tranh bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ hai, có hiện tượng doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm lẫn nhau để tạo thế độc quyền, vi phạm Luật cạnh tranh.
Thứ ba, pháp luật về thuế đang không đang kheo kịp sự phát triển của loại hình doanh nghiệp mới, còn nhiều kẽ hở bị lợi dụng, gây thất thu ngân sách nhà nước. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài dù liên tục báo lỗ hàng năm, song doanh thu lại tăng trưởng vượt bậc.
Cuối cùng, hành lang pháp lý của chúng ta về bảo vệ dữ liệu người dùng, bảo vệ dữ liệu giao thông, dữ liệu hạ tầng quốc gia… chưa tốt. Nhiều dữ liệu quan trọng đang được doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận quá dễ dàng. Vì vậy, các doanh nghiệp này khi thâm nhập thị trường Việt Nam thay vì bắt tay doanh nghiệp Việt lại phát triển độc lập, triệt tiêu doanh nghiệp trong nước.
“Những bất cập trên khiến chúng ta hiểu rằng, Việt Nam cần có hệ sinh thái số của riêng mình. Thế nhưng, ý chí của riêng doanh nghiệp là chưa đủ, Chính phủ cần phải vào cuộc, càn có chính sách thuận lợi hơn hỗ trợ doanh nghiệp trong nước để doanh nghiệp phát triển mạnh hơn, đủ sức cạnh tranh với đối thủ nước ngoài”, bà Phương đề xuất.
Một trong những giải pháp Chính phủ có thể hỗ trợ phát triển nền tảng số nội địa, theo CEO Be Group, là Chính phủ cho phép doanh nghiệp trong nước tham gia nhiều hơn vào chiến lược chuyển đổi số quốc gia đồng thời có cơ chế pháp lý thuận lợi hơn cho các start up Việt gọi vốn từ nước ngoài.
"Chúng tôi hy vọng sẽ có những chính sách tốt hơn cho doanh nghiệp thuần Việt. Có như vậy, startup Việt mới có thể từ mầm cây trở thành cổ thủ, từ vườm ươm trở thành những khu rừng", bà Phương nói.

-
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh
-
Vai trò của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình
-
Thép Nam Kim khởi động dự án ở Chu Lai; Vinalink nói gì về Amazon; HAGL nhờ chuối
-
Dolphin Sea Air Services Corporation ra mắt Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang
-
Các sản phẩm của Masan Consumer được UBND TP.HCM vinh danh -
Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập -
Doanh nhân trẻ Đà Nẵng bàn hướng “ứng biến” trước tác động thuế quan -
Hải Phòng: Kinh tế tư nhân sẽ là động lực phát triển -
Thái Bình: Công ty Nhân Bình khởi công dự án kinh doanh nước khoáng nóng -
Mở rộng quy mô, nâng tầm ngành công nghiệp lạnh tại triển lãm CO-REF 2025 -
Bộ Công thương tiến hành sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu