-
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone
Ngày 15/10/2015, Halotel chính thức khai trương mạng di động tại Tanzania, quốc gia châu Phi có diện tích gấp 3 lần Việt Nam, với những điều kiện vô cùng khác biệt và khắc nghiệt. Thế nhưng, ngay cả trong đại dịch Covid-19, công ty này vẫn tìm được hướng phát triển, đưa Tanzania trở thành một trong những thị trường nước ngoài tăng trưởng cao nhất của Viettel.
Nhân dịp kỷ niệm thành 6 năm thành lập, để nhìn lại những cột mốc đáng nhớ cũng như lý giải vì sao trong 2 năm đại dịch (2020-2021) đầy khó khăn, Halotel vẫn tăng trung bình hơn 20% doanh thu, chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Tiến Dũng, CEO Halotel (Viettel Tanzania).
Nhìn lại quãng đường 6 năm kể khi thành lập Halotel, ông thấy những điều gì đáng nhớ nhất?
CEO Nguyễn Tiến Dũng: Trong giai đoạn đầu tiên, Halotel đã xây dựng hạ tầng rất nhanh. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, chúng tôi khai trương được một mạng viễn thông hoàn toàn mới tại Tanzania - đất nước châu Phi đông dân và rộng gấp 3 lần Việt Nam. Đây là một thành tích lớn. Nếu xét trong ngành viễn thông thì có thể nói đó là một kỷ lục.
Điều này cũng thể hiện sự khác biệt rất lớn giữa Halotel và các nhà mạng khác tại Tanzania. Thay vì chỉ tập trung ở thành phố để kiếm lợi nhuận, Halotel đã đi về tận vùng núi và phủ sóng tới hơn 8.000 ngôi làng xa xôi, hẻo lánh nhất.
Thời tiết ở Tanzania phân ra 2 mùa mưa, khô rất rõ ràng. Vào mùa khô, đất đai nứt nẻ, ngay đến cả cỏ dại cũng chết khô. Cuộc sống của người miền núi vì thế rất khổ sở, khắc nghiệt. Nhưng kể từ khi có sóng điện thoại của Halotel, kinh tế vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa ở Tanzania phát triển hơn rất nhiều.
Người dân ai nấy đều mừng rỡ. Ngay cả các quan chức Chính phủ cũng thừa nhận: Nếu không có Halotel, chẳng biết đến bao giờ họ mới có sóng điện thoại khi đi công tác ở vùng núi. Những lời nói đó làm chúng tôi rất vui sướng. Đó chính là sự ghi nhận của Chính phủ và người dân Tanzania đối với đóng góp của Halotel.
Khi đi vào kinh doanh thì Halotel gặp nhiều khó khăn, thách thức. Chủ yếu vì cơ chế, chính sách của Chính phủ cũng như các bộ, ban ngành ở Tanzania đối với các nhà đầu tư như Halotel rất khắt khe.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã tìm ra giải pháp để tăng trưởng và có được mức trên 20%/ năm trong năm vừa qua. Thậm chí, tốc độ này tiếp tục được duy trì trong năm 2021. Đây là thành tích chúng tôi mơ ước sau rất nhiều năm “chinh chiến” ở thị trường nước ngoài.
Ông vừa nói, Halotel đã tạo nên một kỷ lục mới về xây dựng hạ tầng nhanh chóng, vậy đâu là lý do tạo nên thành công này?
CEO Nguyễn Tiến Dũng: Trong số tất cả công ty của Viettel ở nước ngoài, Halotel là công ty duy nhất phải sử dụng một nửa hạ tầng đi thuê. Bởi từ trước tới nay, dù đi tới đâu, người Viettel cũng muốn tự làm tất cả mọi thứ.
Nhưng ở Tanzania, chúng tôi là nhà mạng nhập cuộc sau cùng. Đã đi sau mà còn không đi nhanh thì chắc chắn sẽ bị thua. Đất nước Tanzania rất rộng. Nếu muốn phủ sóng hết mọi nơi, từ thành phố đến vùng núi xa xôi, hẻo lánh thì Halotel buộc phải đi thuê hạ tầng đã có sẵn.
Thực tế, việc tập trung phát triển thuê bao ở vùng sâu, vùng xa cũng là một chiến lược không mới của Viettel. Khi chấp nhận đi thuê 50% hạ tầng để tập trung xây dựng trạm phát sóng ở miền núi – thị trường lớn mà đối các thủ đã bỏ qua, các ông tính toán đến lợi nhuận ra sao?
CEO Nguyễn Tiến Dũng: Trước đây, Halotel đã gần như chấp nhận chuyện khách hàng giàu sẽ dùng mạng viễn thông của nhà mạng khác. Halotel đi sau và chỉ có thể tập trung vào vùng sâu, vùng xa, nơi mình có lợi thế về sóng.
Ở Việt Nam, khách hàng nông thôn chỉ sau vài năm sẽ giàu lên và tăng mức tiêu dùng. Nhưng Tanzania là một thị trường rất “kỳ lạ”! 5 năm trước người nghèo dùng 1 đô/ tháng, 5 năm sau họ vẫn chỉ tiêu có như vậy.
Trong khi đó, khách hàng giàu đi nhanh hơn rất nhiều.
Dù biết thế, Halotel vẫn đặc biệt quan tâm đến việc phủ sóng và chăm sóc khách hàng ở vùng nông thôn, miền núi.
Vấn đề đặt ra là đã kinh doanh thì cũng phải có lợi nhuận chứ? Vậy làm thế nào để Halotel có doanh thu, trong khi tập khách hàng giàu đang nằm hết trong tay của 3 nhà mạng đến trước Halotel từ rất lâu và cũng rất mạnh?
Chúng tôi đã giải quyết bằng cách: Thiết kế gói cước riêng cho khách hàng giàu và tổ chức một đội ngũ chỉ chuyên phục vụ họ.
Cách các ông thuyết phục khách hàng tháo chiếc sim mình vẫn quen dùng nhiều năm để lắp một chiếc mới của Halotel có gì đáng nói không?
CEO Nguyễn Tiến Dũng: Lúc đầu, tôi cũng băn khoăn mãi chuyện này. Sau đó, chúng tôi phát hiện ở Tanzania, người dân dùng Whatsapp, Viber… rất nhiều. Gói cước hấp dẫn sẽ phải có ưu đãi lớn về phút thoại, SMS, và cung cấp được nhiều data. Chúng tôi đã tính toán các khu vực có chất lượng sóng tốt, tạo ra gói cước rẻ hơn đối thủ 20-25% để thu hút khách hàng giàu.
May mắn, người giàu ở Tanzania đa phần đều có 2 điện thoại hoặc một máy 2 sim. Họ cũng không quá quan trọng số đẹp, số xấu nên mọi chuyện khá thuận lợi.
Bên cạnh đó, Halotel đã xây dựng được một đội ngũ chuyên đi tiếp xúc với người giàu để bán sim cho họ. Đội ngũ này được đào tạo để bán sim chuyên nghiệp hơn và cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn.
Và để khuyến khích nhân viên thì chính tôi - CEO phải đi bán sim đầu tiên. Tôi cũng có tài khoản trên hệ thống và nếu bán được bao nhiêu, tất cả nhân viên đều biết. Ở Viettel, lãnh đạo bán hàng còn nhiều hơn cả nhân viên đấy (cười).
Chúng tôi gọi vui CEO ở Viettel là người “3 trong 1”. Tức họ vừa đề ra chiến lược, vừa điều hành, vừa trực tiếp làm việc. Thời xưa, Viettel có chuyện lãnh đạo công ty phải dầm mưa kéo cáp quang, còn bây giờ ở Tanzania thì chính tôi phải đi bán từng thẻ sim.
3 nhà mạng đi trước Halotel đang có trữ lượng khách hàng giàu rất nhiều. Vì thế, mục tiêu của Halotel là tiếp tục “khoét” sâu vào tập khách hàng giàu có. Năm 2021, khi tiếp tục phát huy hiệu quả chiến lược này, tăng trưởng doanh thu của chúng tôi vẫn đạt hơn 20%.
Từ nửa cuối năm 2020, theo quy định của Chính phủ Tanzania, Halotel phải giảm số lượng người Việt làm việc tại đây. Vừa vận hành tốt, vừa có doanh thu cao, các ông đã xoay sở mọi việc như thế nào?
CEO Nguyễn Tiến Dũng: Hiện nay, chúng tôi chỉ giữ lại những người Việt có vai trò quan trọng nhất để dẫn dắt và quản trị về mặt hệ thống, tài chính. Những việc khác, chúng tôi chuyển giao hết cho người bản địa. Áp lực là đương nhiên.
Thách thức đầu tiên là phải quản lý làm sao để không bị thất thoát hàng hóa, tiền bạc, tài sản…? Thứ hai, làm thế nào để sản lượng bán hàng không giảm đi khi không còn người Việt đôn đốc? Thứ ba, làm thế nào để giảm được chi phí, tối ưu dòng tiền, lợi nhuận?
Để giải quyết 3 bài toán này, chúng tôi đã thực hiện 3 việc quan trọng. Thứ nhất, nhanh chóng thực hiện triệt để chiến lược “đánh mượn sức”. Tanzania rộng gấp 3 lần Việt Nam, mạng lưới phủ sóng của Halotel lại trải dài khắp đất nước, nếu không dựa vào người bản địa, Halotel sẽ không thể phát triển!
Thứ hai, Halotel phải ngay lập tức tối ưu hóa từ quy trình, quy chế cho đến cách thức quản lý.
Thứ ba là triệt để tuân thủ luật pháp ở Tanzania. Ở bên này, hầu như ngày nào chúng tôi cũng nhận được hàng chục yêu cầu từ các cơ quan quản lý. Nếu không tuân thủ, chấp hành luật pháp và kịp thời đáp ứng đòi hỏi từ cơ quan chức năng, công ty sẽ rất khó phát triển.
Ông vừa đề cập đến “chiến lược đánh mượn sức”. Làm thế nào để các ông thuyết phục người nước ngoài đoàn kết, hết lòng vì một công ty của Việt Nam?
CEO Nguyễn Tiến Dũng: Quan trọng là người Viettel luôn biết tôn trọng văn hóa người bản địa. Cái mà chúng tôi mang đi từ Việt Nam là: sự tử tế khi đối đãi với mọi người; sự trung thực; sự thân thiện, gần gũi, đồng hành, sẵn sàng cùng làm với họ.
Nhưng về văn hóa giao tiếp, ứng xử hoặc những đặc thù khác của người bản địa thì chúng tôi luôn tôn trọng. Ví dụ, người châu Phi rất thích vui chơi, ca hát, màu sắc thì phải sặc sỡ. Những thứ ấy người Việt có thể không thích. Nhưng ở Tanzania, chúng tôi phải hòa đồng với họ.
Tanzania trước đây từng chịu cảnh thuộc địa. Người dân có tính tự tôn dân tộc rất cao. Khi làm việc với họ, chúng tôi phải luôn có thái độ tôn trọng, hòa nhã.
Chúng tôi cũng luôn chú trọng xây dựng tình đoàn kết, tử tế với nhau, tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người trong công ty, đồng thời cũng luôn công bằng, nghiêm minh khi đánh giá. Tôi nghĩ vì vậy, người bản địa cũng coi Halotel giống như công ty của nước họ và sẵn lòng dốc sức để làm việc.
“Viễn chinh” ở một thị trường có rất nhiều đặc thù, khác biệt hoàn toàn với các thị trường khác của Viettel, ông nghĩ triển vọng lớn nhất của Halotel là gì?
CEO Nguyễn Tiến Dũng: Đất nước Tanzania rất tiềm năng. Họ có dân số đông, giàu tài nguyên và thuộc nhóm nước phát triển tốt ở châu Phi. Chính phủ Tanzania hiện nay cũng đang hướng đến sự khích lệ, mở cửa thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư. Như vậy thì chắc chắn, Halotel đang có nhiều cơ hội.
Hiện nay, chúng tôi đã tìm được hướng đi đúng là phát triển khách hàng giàu. Thứ hai, chiến lược của Halotel vẫn đi chậm, chắc và hiệu quả khi đầu tư mạnh vào công nghệ 4G để thu hút khách hàng của đối thủ.
Nhờ làm chủ toàn bộ mạng viễn thông, chúng tôi có thể tự vận hành, khai thác, chăm sóc khách hàng… với chi phí thấp hơn nhiều so với đối thủ thường thuê ngoài.
Khi kết hợp tất cả các yếu tố này, triển vọng phát triển trong tương lai của Halotel chắc chắn sẽ rất tốt.
Vậy mục tiêu của các ông trong thời gian tới sẽ là như thế nào?
CEO Nguyễn Tiến Dũng: Năm 2022, chúng tôi đặt mục tiêu phải đạt tăng trưởng doanh thu trên 20%. Đấy là một mục tiêu rất lớn.
Kế hoạch 5 năm, Halotel sẽ vươn mình trở thành nhà mạng lớn ở Tanzania. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phải tối ưu hóa chi phí, có lợi nhuận để đem tiền về nước.
Đến thời điểm 10 năm nữa, Halotel sẽ có 2 vấn đề lớn. Thứ nhất, hình ảnh của Halotel phải trở nên đàng hoàng, to đẹp hơn so với bây giờ rất nhiều, tạo ra sự tin tưởng của Chính phủ và người dân Tanzania với một thương hiệu đến từ Việt Nam. Thứ hai, Halotel sẽ phải tạo ra hiệu quả trong hoạt động cho Viettel với dự án ở Tanzania.
Thế còn chuyện đồng hành với Chính phủ Tanzania trong công cuộc chuyển đổi số như ông từng nói thì thế nào? Các ông sẽ đặt mục tiêu gì trong thời gian sắp tới?
CEO Nguyễn Tiến Dũng: Hiện tại, Halotel đang đồng hành với Chính phủ Tanzania trong dự án xây dựng Chính phủ điện tử. Đối với việc phục vụ người dân, Halotel đang phát triển dịch vụ ví điện tử, tạo thuận lợi về giao dịch mua bán online.
Trong thời gian tới, Halotel sẽ triển khai siêu ứng dụng (super apps). Ứng dụng này sẽ dành cho toàn bộ khách hàng của Halotel và cả khách hàng của đối thủ. Họ sẽ dùng super apps để thực hiện tất cả các loại giao dịch, mua bán, tương tác, kể cả game, hay truyền hình và các tương tác khác.
Chiến lược này Viettel đã thành công ở một số thị trường và lần này, chúng tôi sẽ đưa sang Tanzania để phục vụ cho mục đích số hóa, tạo ra sân chơi cho tất cả khách hàng ở tất cả các nhà mạng.
Khi mở ra một ứng dụng cho cả khách hàng của đối thủ thì điều chúng tôi quan tâm nhất vẫn là: làm thế nào để người Việt thực sự tạo ra những đóng góp, giúp ích cho nước bạn Tanzania.
-
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
Galaxy S25 Ultra lộ diện mô hình mẫu: Thiết kế mềm mại, công nghệ tiên tiến
-
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
iPhone 17 Air: Hành trình chạm tới độ mỏng đỉnh cao -
Bất ngờ mất điện diện rộng mà đèn vẫn sáng, máy tính vẫn chạy nhờ thiết bị này -
Apple phát hành iOS 18.1.1: Giải pháp cho các sự cố trên iPhone -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone -
Âm thanh lạ phát ra từ iPhone khiến người dùng hoang mang
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025