
-
Mặt bằng lãi suất sẽ còn giảm
-
Sacombank có chia cổ tức trong năm nay?
-
Chuyên gia khuyến nghị về vàng; Thị trường chờ thương vụ tỷ USD mùa ĐHĐCĐ
-
Những hình ảnh, tư liệu quý của ngành ngân hàng ra mắt người dân TP.HCM
-
UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO -
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn
![]() |
Tổng Giám đốc TPBank Nguyễn Hưng |
Trong bối cảnh nhiều ngân hàng lớn cũng đang chật vật với tăng trưởng thì năm 2015, TPBank tăng trưởng rất mạnh, tín dụng tăng trên 40% và mục tiêu năm 2016 tăng tới 62%. Sự tăng trưởng của TPBank dựa trên những phân khúc gì và liệu có quá nóng không, thưa ông?
TPBank tập trung vào các phân khúc khách hàng mà ngân hàng có thế mạnh, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Các mảng kinh doanh của ngân hàng đều có hiệu quả cao, chất lượng tài sản đảm bảo. Các sản phẩm đưa ra phù hợp với thị trường, cơ chế phù hợp nên tăng trưởng tốt. Trong nội bộ, hệ thống đo lường hiệu quả làm việc minh bạch, công bằng, bộ chỉ tiêu KPI cho cán bộ bán hàng phù hợp và tạo động lực tốt nên đã có thúc đẩy, động viên người lao động thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh doanh.
Tỷ lệ tăng trưởng như năm qua về số tương đối thì có vẻ cao, nhưng số tuyệt đối thì không quá lớn và không có gì đáng quan ngại vì TPBank đã tập trung vào công tác quản trị rủi ro, đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều đảm bảo quy định và an toàn, chất lượng các khoản vay tốt và tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp.
Bên cạnh đó, NH cũng chú trọng đầu tư nguồn lực để xây dựng các cơ chế kiểm soát chặt chẽ, giảm thiểu các rủi ro vận hành, áp dụng các tiêu chuẩn quản trị rủi ro tiên tiến để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, lành mạnh và chuyên nghiệp.
Tín dụng tăng cao nhất nhì hệ thống nhưng nợ xấu đang ở mức “sạch” nhất hệ thống (0,6%). TPBank đã xử lý nợ bằng những cách nào? Đã trích lập dự phòng rủi ro và bán nợ cho VAMC bao nhiêu?
Đầu năm 2015, TPBank đã có tỷ lệ nợ xấu khá thấp, do vậy NHNN không giao chỉ tiêu bán nợ cho VAMC năm 2015 cho TPBank mà chỉ giao tự xử lý 150 tỷ VND. Cuối năm, TPBank đã thực hiện tốt chỉ tiêu này, bằng cách dùng quỹ dự phòng để xử lý nợ, cũng như áp dụng các biện pháp đồng bộ để thu hồi các khoản nợ tồn đọng nên số nợ xử lý được cũng khá khả quan. Số đã trích lập dự phòng rủi ro và bán nợ của NH chưa tới 1% dư nợ, vì vậy nếu tính cả nợ bán cho VAMC thì tổng nợ xấu của TPBank vẫn thấp hơn khá nhiều so với mức chuẩn 3% theo quy định của NHNN.
Trong lúc nhiều ngân hàng vẫn đang mở rộng mạng lưới thì TPBank lại tập trung phát triển ngân hàng số. Tại sao TPBank lại chọn hướng đi này? Xét về thứ hạng ngân hàng số, TPBank đang đứng ở đâu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam?
Theo quy định của NHNN (Thông tư 21/2013/TT-NHNN) thì mỗi năm, một NHTM không được mở quá 5 chi nhánh, vì vậy để mở rộng mạng lưới là không dễ do các quy định pháp lý. Trong khi đó, việc phát triển NH số cho phép NH tiếp cận được nhiều KH hơn qua kênh trực tuyến, đồng thời cũng phù hợp với xu hướng công nghệ mới trong giai đoạn hiện nay.
TPBank tự tin đang ở trong nhóm NH dẫn đầu về ứng dụng và triển khai ngân hàng số, và sẽ tiếp tục đầu tư nguồn lực phù hợp để duy trì vị thế này.
Các chỉ tiêu tăng trưởng mà TPBank đặt ra cho năm 2016 khá cao trong khi tình hình kinh tế vĩ mô còn phục hồi chậm. Đâu là cơ sở để TPBank đưa ra những chỉ tiêu này? Nếu Thông tư 36 được sửa đổi theo hướng thu hẹp tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 60% xuống còn 40%, liệu TPBank có bị ảnh hưởng?
Nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng trưởng khả quan hơn tuy chưa thật sự rõ rệt, nhưng cũng là cơ hội tốt cho sự tăng trưởng của DN cũng như của các ngân hàng. Với TPBank, khách hàng cá nhân sẽ vẫn là phân khúc chiến lược, nhưng bên cạnh đó các khách hàng DN lớn và SME vẫn được tập trung khai thác phù hợp. Việc giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn đương nhiên có ảnh hưởng đến các ngân hàng, trong đó có TPBank vì tỷ trọng vốn huy động trung dài hạn trong cơ cấu vốn huy động của các ngân hàng đều không lớn, vì vậy ngân hàng phải chủ động thay đổi cơ cấu vốn huy động hoặc giảm cho vay trung dài hạn để đáp ứng quy định mới của NHNN.
Tại sao chứng khoán đầu tư của TPBank năm qua lại tăng trưởng đột biến đến như vậy? kế hoạch tăng vốn, niêm yết lên sàn của TPBank sẽ được tiến hành ra sao?
Phần lớn chứng khoán đầu tư tăng là trái phiếu chính phủ (TPCP) hoặc tương tự. Với các quy định của NHNN về tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) thì ngân hàng sẽ phải chủ động cơ cấu sử dụng vốn để đảm bảo hiệu quả, tránh ứ đọng vốn, do vậy việc mua TPCP cũng là 1 giải pháp phù hợp. Tuy lợi suất TPCP không cao nhưng tính thanh khoản tốt, đồng thời có thể chủ động sử dụng khi tham gia các hoạt động trên thị trường mở.
Năm 2015, TPBank đã chính thức bù đắp hết lỗ lũy kế và bắt đầu có lợi nhuận thực dương. Theo Báo cáo tài chính, lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến cuối năm 2015 đạt 229 tỷ đồng, bù đắp hết khoản lỗ lũy kế của những năm trước. Vậy sau khi đã "vươn lên khỏi mặt đất", ngân hàng có chiến lược dài hạn như thế nào? Bao lâu nữa cổ đông sẽ có cổ tức?
Sau hơn 3 năm tự tái cơ cấu, TPBank đã tạo ra hơn 1700 tỷ đồng lợi nhuận, đủ bù đắp toàn bộ lỗ luỹ kế và có lợi nhuận, đã nộp thuế cho NSNN theo quy định. Việc xử lý xong các gánh nặng tài chính trong quá khứ và đã có tích lũy cho phép TPBank tập trung hơn vào các định hướng chiến lược và phát triển kinh doanh, phấn đấu trở thành ngân hàng hàng đầu trong hệ thống các NHTM Việt Nam.
Được biết, TPBank đang xây dựng dự án “Ngân hàng 5 sao”. Cụ thể ngân hàng 5 sao là gì và lộ trình thực hiện của TPBank ra sao?
TPBank được các đơn vị tư vấn độc lập đánh giá là 1 trong những ngân hàng có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất hiện nay, sánh ngang các ngân hàng nước ngoài danh tiếng. Dù vậy, TPBank vẫn mong muốn tiếp tục duy trì và cải thiện chất lượng dịch vụ tốt hơn, phục vụ các đối tượng khách hàng đa dạng, gia tăng các trải nghiệm tốt và số hoá quy trình giao dịch với khách hàng. Vì vậy, NH đang triển khai dự án để cải tiến quy trình, tăng cường đào tạo huấn luyện nhân viên, tối ưu hoá nguồn lực... để có thể đưa chất lượng của hoạt động dịch vụ khách hàng đạt tiêu chuẩn 5 sao.
Chúng tôi sẽ cố gắng để hoàn tất dự án này và triển khai thành công đến tất cả các điểm giao dịch và các kênh giao tiếp khác với khách hàng ngay trong năm 2016 này.
Mục tiêu của TPBank năm 2016 là: Tổng tài tăng 20% lên 91 nghìn tỷ đồng, huy động vốn tăng 23% lên 85 nghìn tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng 62% lên 64 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 11% đạt 695 tỷ đồng tỷ đồng, khách hàng tăng lên 1.500,000 khách hàng; tỷ lệ nợ xấu trong tầm kiểm soát vẫn dưới 2%.
-
Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt -
Chuyên gia khuyến nghị về vàng; Thị trường chờ thương vụ tỷ USD mùa ĐHĐCĐ -
Những hình ảnh, tư liệu quý của ngành ngân hàng ra mắt người dân TP.HCM -
UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO -
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn -
Phát hành trái phiếu quý I/2025 thấp nhất 5 năm, riêng phát hành ra công chúng tăng tới 68% -
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển