-
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc
VPBank sẽ sớm hiện thực hóa tham vọng dẫn đầu hệ thống về vốn điều lệ |
Sắp hoàn tất kế hoạch bán 15% vốn cho đối tác ngoại, tăng mạnh vốn điều lệ
Không chia sẻ cụ thể về tiến độ chào bán 15% vốn cho đối tác chiến lược nước ngoài, song chia sẻ tại cuộc gặp gỡ với nhà đầu tư chiều 10/2, lãnh đạo VPBank kỳ vọng, thương vụ sẽ hoàn tất ngay trong năm 2022, tạo thêm thế và lực lớn cho VPBank tăng trưởng mạnh giai đoạn tiếp theo.
Trong khi đó, bà Lưu Thị Thảo - Phó Tổng Giám đốc - cho biết thêm, năm 2022, VPBank sẽ tiếp tục chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, thực hiện mục tiêu đưa VPBank trở thành ngân hàng dẫn đầu hệ thống về vốn điều lệ
Tại ĐHĐCĐ năm 2021, Chủ tịch HĐQT VPBank đã trình bày kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 75.000 tỷ đồng vào năm 2022, đưa vốn chủ sở hữu đạt khoảng 90.000 tỷ đồng cuối năm 2021.
Tính đến cuối năm 2021, kế hoạch này đã được triển khai đúng như kế hoạch đề ra khi VPBank đạt tổng tài sản gần 90.000 tỷ đồng, đồng thời tăng vốn điều lệ lên 45.000 tỷ đồng.
Việc chào bán thành công 15% vốn cho đối tác chiến lược nước ngoài và chia cổ tức khủng bằng cổ phiếu năm nay sẽ giúp VPBank hiện thực hóa mục tiêu tăng vốn điều lệ lên mức cao nhất hệ thống.
“Kế hoạch chia cổ tức năm 2022 sẽ được trình cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 tổ chức tháng 4/2022 tới đây. Để tuân thủ yêu cầu của NHNN về việc không trả cổ tức tiền mặt, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng năm nay, VPBank sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu. Việc thực hiện chia cổ tức được tiến hành trên nguyên tắc đảm bảo quyền lượi cổ đông và đảm bảo nguồn vốn cũng như thực hiện tham vọng vươn lên vị thế dẫn đầu về vốn của VPBank những năm tới”, bà Thảo cho biết.
Sẽ tăng trưởng lợi nhuận 30-35% trong 5 năm tới?
Với kế hoạch tăng vốn tham vọng, VPBank đứng trước nhiều cơ hội tăng trưởng, song sử dụng nguồn vốn lớn như thế nào cho hiệu quả cũng là áp lực lớn với ban lãnh đạo.
“Chúng tôi xác định cần phải tìm được động lực tăng trưởng mới nếu không sẽ không tạo được sự tăng trưởng cao như giai đoạn vừa qua. Chiến lược phát triển 5 năm đã được VPBank khởi động từ giữa năm 2021 và đang tích cực thảo luận với các chuyên gia tư vấn quốc tế để xác định đâu là mảng chiến lược cần đẩy mạnh trong tương lai. Có nhiều kịch bản được đưa ra, trong đó có kịch bản tăng trưởng 30-35% trong 5 năm tới, dựa trên cơ sở VPBank là ngân hàng đa năng, có nhiều phân khúc chiến lược, có hệ sinh thái lớn, đang tiếp tục cách mạng số hóa để nâng cao hiệu suất kinh doanh…”, Tổng Giám đốc VPBank cho biết.
Năm 2022, không đưa ra con số cụ thể song lãnh đạo VPBank cho biết đã đưa ra kịch bản tăng trưởng cao và kịch bản tăng trưởng hợp lý. Ước tính, năm 2022, ngân hàng sẽ tăng trưởng tín dụng riêng lẻ ở mức 20%, nâng vốn điều lệ lên mức cao nhất hệ thống, nâng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) lên 23-27%, tiếp tục cải thiện biên lãi ròng…
Kết thúc năm 2021, VPBank là một trong những ngân hàng lợi nhuận hợp nhất cao nhất và hiệu quả sinh lời tốt nhất hệ thống: Dẫn đầu về ROE (25,4%), dẫn đầu về hệ số an toàn vốn (14,3%), dẫn đầu về tổng thu nhập hoạt động trong số ngân hàng TMCP tư nhân (44.300 tỷ đồng), thuộc nhóm ngân hàng có chi phí vận hành tốt nhất (CIR 24,2%), biên lợi nhuận (NIM) hấp dẫn nhất 8,1%...
Riêng ngân hàng mẹ VPBank năm 2021 ghi nhận lợi nhuận kỷ lục gần 38.000 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận từ thương vụ thoái vốn FE Credit là 24.0000 tỷ đồng và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi là 14.000 tỷ đồng.
Tuy vậy, cũng phải thừa nhận, năm 2021, VPBank là một trong những ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid 19, đặc biệt lợi nhuận của FE Credit không đạt kế hoạch, nợ xấu tăng cao khiến lợi nhuận hợp nhất không đạt kế hoạch. Đây cũng là điều khiến cổ đông lo lắng.
Trước băn khoăn của cổ đông và nhà đầu tư, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc VPBank cho rằng, đây là lo lắng chính đáng của nhà đầu tư. Tuy nhiên, lựa chọn mô hình kinh doanh rủi ro cao là lựa chọn chiến lược của VPBank, những thành tựu mà VPBank đạt được 10 năm qua đã chứng minh đây là lựa chọn đúng.
Tổng Giám đốc VPBank thừa nhận, VPBank là một trong những ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid 19 năm 2021 do ngân hàng mẹ và FE Credit có hàng triệu khách hàng thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp SME bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, VPBank cũng phải hỗ trợ lãi suất cho trên 300.000 khách hàng (là ngân hàng TMCP tư nhân hỗ trợ nhiều khách hàng nhất), chấp nhận giảm hàng nghìn tỷ đồng tiền lãi hỗ trợ khách hàng. Riêng FE Credit phải chấp nhận hụt 4.000 tỷ đồng lợi nhuận năm qua.
Tuy vậy, ông Vinh cho rằng, việc hụt hàng nghìn tỷ đồng này một phần là vào trích lập dự phòng, một phần là để hỗ trợ khách hàng, qua đó cũng tạo ra các giá trị quan trọng cho công ty. Dù hụt thu mấy nghìn tỷ đồng lợi nhuận, song bù lại VPBank và FE Credit có thêm nhiều bài học lớn về quản trị rủi ro, về số hóa hoạt động kinh doanh...
Quan trọng hơn cả, theo nhận định của VPBank, tài chính tiêu dùng vẫn là thị trường vẫn rất tiềm năng. Năm 2022, thị trường tài chính tiêu dùng có thể tăng tốc trở lại khi tăng trưởng GDP cả nước dự báo sẽ ở mức 6-7%. Trong khi đó, FE Credit ngoài kinh nghiệm dày dặn phát triển thị trường tài chính tiêu dùng còn có sự hỗ trợ dồi dào về vốn, năng lực quản trị của cổ đông lớn SMBC, sẽ sớm quay lại đường ray phát triển, hoạt động an toàn, hiệuquả hơn.
Trong kịch bản lạc quan, lãnh đạo VPBank cho rằng, FE Credit sẽ lấy lại lợi nhuận 5.000- 6.000 tỷ đồng ngay năm nay. Còn ngay trong cả kịch bản kém lạc quan nhất, FE Credit cũng sẽ tăng trưởng tốt hơn năm ngoài. Từ quý IV/2021 đến nay, việc thu hồi nợ của FE Credit diễn biến hết sức tích cực.
“Khả năng phục hồi kinh tế lớn lạc quan của đất nước sẽ giúp VPBank nói riêng và FE Credit nói riêng sẽ tăng trưởng đột phá trở lại”, lãnh đạo VPBank nhận định.
-
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng -
Phó thống đốc Đào Minh Tú: Thực hành ESG là vấn đề nóng và cấp bách -
Hơn 22% dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội -
VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024 -
Các ngân hàng đóng vai trò mắt xích quan trọng trong thực thi ESG
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024