-
Bất động sản An Gia bị phạt vì tự ý thay đổi phương án sử dụng vốn -
Chủ chuỗi nhà hàng Gogi, Manwah đột ngột “lật kèo” trả cổ tức -
Công ty cổ phần Chương Dương: Đặt mục tiêu đột phá -
Chứng khoán Thiên Việt (TVS) muốn huy động 334 tỷ đồng từ cổ đông để đầu tư chứng khoán -
OCH dùng 33 triệu cổ phần Bánh Givral góp vốn thành lập thêm công ty con -
Công ty D2D kém hấp dẫn khi quỹ đất cạn dần
TDG Global muốn phát hành lô trái phiếu “3 không” với lãi suất 13,7%/năm. Ảnh: Lê Toàn |
Chậm trả gốc và lãi trái phiếu
Công ty cổ phần Đầu tư TDG Global (TDG Global, mã TDG) vừa được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) nêu tên trong danh sách 54 công ty chậm trả gốc, lãi trái phiếu từ ngày 16/9/2022 đến ngày 31/1/2023.
TDG Global hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khí hoá lỏng (LPG), dòng sản phẩm chính là gas Thái Dương.
Ngày 18/1/2022, TDG Global phát hành một lô trái phiếu, kỳ hạn 12 tháng, mệnh giá 40 tỷ đồng, lãi suất 12,5%/năm, mục đích huy động vốn để thanh toán cho nhà cung cấp. Tới thời gian thanh toán, Công ty không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, mà xin lùi thời gian trả nợ gốc trong vòng 90 ngày kể từ ngày đáo hạn - 18/1/2023.
Bên cạnh áp lực trái phiếu đến hạn, TDG Global cũng đang chịu áp lực nợ vay ngân hàng kỳ hạn dưới 1 năm (trả gốc và lãi trong năm 2023) lên tới 261,35 tỷ đồng (bao gồm cả lô trái phiếu). Tuy nhiên, cuối năm 2022, lượng tiền mặt của Công ty chỉ có 45,85 tỷ đồng, chiếm 7,9% tổng tài sản. Tài sản chủ yếu nằm ở các khoản phải thu ngắn hạn, với giá trị 188,3 tỷ đồng, chiếm 32,6% tổng tài sản; chi phí trả trước dài hạn đạt 180,9 tỷ đồng, chiếm 31,3% tổng tài sản; tồn kho 143,5 tỷ đồng, chiếm 24,9% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Trong cơ cấu phải thu, chủ yếu liên quan 82,6 tỷ đồng trả trước cho người bán và 102,62 tỷ đồng phải thu khách hàng.
Tài sản của TDG Global chủ yếu nằm ở bên thứ ba thông qua các khoản phải thu, cũng như chi phí chờ phân bổ.
Trước đó, từ năm 2015 đến năm 2022, TDG Global liên tục duy trì mô hình kinh doanh thâm hụt dòng tiền, phải huy động dòng tiền từ hoạt động tài chính để bù đắp dòng tiền kinh doanh. Theo dữ liệu của Công ty Chứng khoán SSI, trong giai đoạn này, dòng tiền kinh doanh của TDG Global lũy kế âm 340,79 tỷ đồng. Để bù đắp, Công ty đẩy mạnh huy động vốn, chủ yếu là đi vay và một phần nhỏ huy động từ cổ đông.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, thời điểm 31/12/2015, tổng nợ vay của TDG Global là 45,94 tỷ đồng, chiếm 26,5% tổng nguồn vốn, nhưng tới 31/12/2022, con số này tăng 4,78 lần, tương ứng tăng thêm 219,65 tỷ đồng, lên 265,59 tỷ đồng, chiếm 46% tổng nguồn vốn, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn.
Có thể thấy, việc duy trì mô hình thâm hụt vốn kéo dài, tăng vay nợ, dòng tiền huy động chủ yếu chảy vào tồn kho và các khoản phải thu, trong khi hoạt động kinh doanh chính không tạo ra tiền, là nguyên nhân chính khiến “sức khỏe” tài chính của TDG Global suy giảm, không đủ nguồn tiền trả gốc trái phiếu đáo hạn vào tháng 1/2023.
Tiếp tục huy động vốn
Dù khó khăn trong thu xếp vốn để trả gốc và lãi của lô trái phiếu đến hạn, nhưng TDG Global vẫn lên kế hoạch tiếp tục chào bán trái phiếu năm 2023 để huy động vốn.
Cụ thể, Công ty dự kiến phát hành 50 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh, lãi suất 13,7%/năm (kỳ tính lãi 1 tháng/lần), dự kiến triển khai trong quý I/2023. Điểm đáng lưu ý là, số trái phiếu này được phát hành “3 không”: không chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm và không kèm theo chứng quyền.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, TDG Global đã thông qua việc chào bán 16,77 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1:1) cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến triển khai trong năm 2022. Với số tiền huy động này, Công ty dự kiến dùng 100 tỷ đồng đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (tại xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn); 37,7 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh; 30 tỷ đồng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tuy nhiên, cùng với diễn biến khó khăn của thị trường chứng khoán năm 2022, giá cổ phiếu TDG liên tục lao dốc. Từ ngày 7/1/2022 đến ngày 2/3/2023, cổ phiếu TDG giảm 73,7%, từ 14.200 đồng/cổ phiếu về 3.730 đồng/cổ phiếu và vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, thanh khoản ngày một suy giảm.
Việc cổ phiếu TDG lao dốc về 3.730 đồng/cổ phiếu, thấp hơn nhiều giá mong muốn phát hành tối thiểu 10.000 đồng/cổ phiếu đã cản trở quá trình huy động vốn của TDG Global, cộng với việc không kịp huy động vốn trong năm 2022 từ cổ đông đã khiến TDG Global thiếu hụt dòng tiền, không thực hiện được nghĩa vụ trả gốc lô trái phiếu đáo hạn ngày 18/1/2023.
Những diễn biến và kết quả nói trên khiến lô trái phiếu mà TDG Global dự kiến phát hành trong quý I/2023 không thực sự hấp dẫn nhà đầu tư, dù lãi suất lên tới 13,7%/năm.
-
Bất chấp kiện tụng chống bán phá giá, lợi nhuận Thực phẩm Sao Ta vẫn tăng 20% -
Chứng khoán Thiên Việt (TVS) muốn huy động 334 tỷ đồng từ cổ đông để đầu tư chứng khoán -
OCH dùng 33 triệu cổ phần Bánh Givral góp vốn thành lập thêm công ty con -
Công ty D2D kém hấp dẫn khi quỹ đất cạn dần -
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
CEO Bất động sản Phát Đạt đăng ký bán toàn bộ hơn 1,4 triệu cổ phiếu PDR -
Hậu bán vốn KDF, KIDO “đau đầu” vì thương hiệu Celano - Merino
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam